Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Thuật Lãnh đạo Trực quyền, so sánh Hiệu năng và tính Nhân bản

Topic: Directive Leadership - The Skill of Saying 'No'
Nói Không, một phẩm chất quan trọng của thuật lãnh đạo trực quyền.

Tác giả: Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang

(đây là bài viết thứ 2 trong chuỗi bài về Leadership, bài đầu nói về Delegating Leadership, bài 3 kế tiếp dự kiến sẽ bàn về Coaching Leadership với phong cách lãnh đạo tuyệt vời của Jack Welch)

Với Lãnh đạo trực quyền, nếu tinh ý bạn liên tưởng ngay đến châm ngôn 'do the right thing rather do things right' nghĩa là 'làm đúng việc chứ không phải làm đúng theo quy trình', khi nhắc đến góc nhìn Lãnh đạo (làm đúng việc cần làm) khác với góc nhìn Quản trị (Management, làm đúng quy trình)...Và ở đây phong cách Lãnh đạo Trực quyền lột tả rõ nét nhất về điều đó, "do the right thing".

Để ý hơn nữa bạn sẽ thấy ở xứ VN mọi người dùng lẫn lộn giữa các thuật ngữ Quản lý và Quản trị và Lãnh đạo...khi đối chiếu ngược với manager/ management và leader/leadership và entrepreneurship... chuyện này sẽ để cập trong một bài viết khác.

Say No là một quyết định khó khăn, nhưng nhiều khi liên quan sự sống còn và hiệu quả của doanh nghiệp. Để cố gắng trình bày một cách hàm xúc nhất thì Say No là cách tốt nhất để một Lãnh đạo hướng đến một cơ hội ra quyết định đúng đắn và tối ưu hoá nguồn lực để thành công dù là bức phá hay là thoát hiểm.
Như Louise Gerstner, CEO của IBM cuối '90 đã từng tái cấu trúc và giải cứu IBM với việc cắt giảm đến 400,000 nhân viên để làm một cuộc cải tổ ngoạn mục với IBM bằng cách tiết kiệm 20 Tỷ USD.
Khả năng Say No, nói nghiêm túc hơn đó là khả năng tập trung (focus) là thuộc tính của Directive Leadership -S1 (theo Ken Blanchart SL-II) tức 'trực quyền và mệnh lệnh'... khác với 3 phong cách chính yếu còn lại là Supportive (S3), Delegating (S4) và Coaching (S2)...

Thuật Lãnh đạo Trực quyền, so sánh Hiệu năng và tính Nhân bản

Một gương mặt khác của Say No Leader không ai khác chính là Steve Jobs với những quyết định Say No bất ngờ đã trở thành kinh điển, trong khi Michael Porter (học giả) thì khôn ngoan hơn với lý thuyết mang tính mở đường và tránh thiên lệch (bias) đó là 'vừa Tập trung và vừa Khác biệt'... Steve Jobs thì nổi tiêng với triết lý 'SayNo 1000 lần'.

Trích lời của Steve Jobs: ‘People think focus means saying yes to the thing you’ve got to focus on. But that’s not what it means at all. It means saying no to the hundred other good ideas that there are. You have to pick carefully. I’m actually as proud of the things we haven’t done as the things I have done. Innovation is saying ‘no’ to 1,000 things.’ Đại ý rằng để có 1 sản phẩm thành công thì phải trải qua 1000 lần từ chối những ý tưởng sản phẩm khác nhau.

Và để đánh giá trung thực chúng ta nên có một (chúng ta ở đây là các CEO, C-level hay Chuyên gia... những người trong cuộc) về những việc như (a) Leadership Style tức Phong cách lãnh đạo; (b) Decision Making process - quy trình ra quyết định và (c) Creative hay Problem solving và (d) Prioritizing (ưu tiên quyết định) liên quan mật thiết đến Time Management và tối ưu hoá nguồn lực Resource Management.

Trong một bài viết trên the Entrepreneur, nhận định rằng trong quản trị nói chung có một gợi ý 5 định hướng quan trọng của Say No, Một là xem xét đối với Bad Idea tức các ý tưởng (bị cho là) tồi, Hai là với kể cả Good Idea (ý tưởng hay nhưng không phù hợp), Ba là với Client (khách hàng), Bốn là với Seller (nhân viên bán hàng), và Năm là đối với Candidate (ứng viên nhân sự).

Một bài viết khác trên Forbes thì lưu ý hiệu ứng phụ đối với Say No đó là vẫn phải lưu ý Khuyến dụ nhân sự trong khi khi đưa ra quyết định từ chối và đó là sự tinh tế cần có trong lãnh đạo. Điều này thuần lý về giá trị nhân văn của Human Being và sự thông hiểu mang tính ngang bằng trong việc xác định mối quan hệ làm nền tảng, giữa leader và các followers, giữa boss và subordinates...

Vấn đề này mở ra một đề tài lý thú quan trọng đó là the Skill of Saying No - kỹ năng nói không. Và như bậc thầy Edward de Bono thường nói Don't say yes, Don't say No, Say PO...! Theo Bono sự khuyến khích Say No (và cũng không vội vàng Say Yes) tạo một thói quen tư duy mới cho người lãnh đạo 'trung dung' và quyết tâm đi tìm 'cái tốt nhất' và cái tốt nhất gì đó (mà mình chưa biết) sẽ xuất hiện sau cùng. Vì vậy mà trong quá trình đi tìm, chúng ta hãy giữ cho tư duy được trung dung và cởi mở, với châm ngôn chữ PO...

Rủi ro của Directive Leadership đó là nguy cơ khi lạm dụng 'directing' một cách áp đặt sẽ dẫn đến một đội ngũ followers chỉ biết nghe và làm theo một cách máy móc (những con cừu), như trong những câu chuyện ngụ ngôn dân gian... Tập thể bị ảnh hưởng bởi directive leader sẽ trở nên thụ động và trung thành, thiếu sáng tạo và phản biện. Thời gian làm việc sẽ phân bố tập trung vào việc 'thực thi mệnh lệnh' và sai lệch sư cân bằng của hệ thống về thời gian phân bổ và cả về nguồn lực có thể bị sử dụng méo mó, chỗ thừa chỗ thiếu...

Như vậy để tránh rủi ro thường thực khi hành xử theo directive leadership thì người lãnh đạo luôn tự dọn mình với một cái Tâm sáng, luôn hướng Đạo, và cái Trí trống rỗng Vô Vi (*)... theo ngôn ngữ hiện đại thường dùng trong quản trị ngày nay chúng tôi nhắc đến từ Bias, một thuật ngữ rất quen thuộc trong quản trị, marketing và nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Bias là trạng thái bị sai lệch, thiên lệch khi nhân xét hay đánh giá vấn đề của khách thể, của đời sống và của thị trường... Thuật lãnh đạo tình huống (situational leadership) rất cần những con người rất tinh tế, biết xoay góc nhìn 180 độ để suy xét theo những góc nhìn khác nhau và đặc biệt rất nhạy cảm với phán xét đúng-sai một cách vội vàng...

Chú thích:

(*) Vô Vi - Lão Tử thường nói về triết lý Vô Vi, nhiều người hiểu rằng đó là 'Không Làm Gì Cả' nhưng cũng quên rằng Lão Tử luôn nhắc nhở Vô Vi Nhi Vô Bất Vi, không làm gì nhưng cũng không phải là không làm... vạn vật nếu được sắp xếp đúng Đạo (Strategy) thì sẽ tự vận hành chuyển động tốt.