10 kinh nghiệm học nghề PR cho giới trẻ
PR (Public Relation) – Hay còn được gọi dưới cái tên “Quan hệ công chúng” được biết đến như một ngành nghề mới. Một lựa chọn mới tiềm năng cho những bạn trẻ năng động yêu thích lĩnh vực truyền thông, thương hiệu và quan hệ báo chí.
Câu chuyện về cha đẻ nghề PR và thông cáo báo chí
(Trích dẫn: https://blog.bizweb.vn/infographic-6-chien-dich-pr-lam-thay-doi-lich-su-the-gioi/)
Ivy Lee (1877-1934) được coi là một trong những cha đẻ của ngành PR hiện đại, người sáng lập ra ngành PR của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Những đóng góp của ông khiến ngành truyền thông phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nguyên tắc quản lý mối quan hệ với giới báo chí trong thời điểm khủng hoảng. Tên tuổi của Ivy Lee gắn với nhiều vụ xử lý khủng hoảng kinh điển ví dụ vụ đổ tàu ở công ty đường sắt Pennsylvania năm 1906 và vụ gia đình trùm dầu mỏ Rockefeller thuê lực lượng có vũ khí để đàn áp công nhân gây ra thảm sát ở mỏ Luslow năm 1914.
Năm 1906 để giải quyết hàng loạt vụ tai nạn, đặc biệt là vụ lật tàu điện của công ty đường sắt Pennsylvania, Ivy Lee đã cố vấn cho giới chủ đường sắt không trốn tránh mà phải hợp tác với nhà báo. Đây là điều cực kỳ đặc biệt bởi từ trước đến giờ các vụ tai nạn luôn bị “dập tắt” dẫn đến sự phản ứng từ dư luận. Trong thời gian này, ông đã công bố thông cáo báo chí đầu tiên của ngành PR để chủ động cung cấp thông tin nhanh chóng, ngắn gọn về vụ tai nạn đường sắt vừa xảy ra. Tờ Tờ New York Time đã in nguyên văn bản thông cáo này và khủng hoảng truyền thông đã ra đời.
Tại Việt Nam nhiều trường Đại học đã mang “Quan hệ Công chúng” vào giảng dạy như một khoa, ban riêng biệt. Nhưng theo khảo sát chương trình học tại các trường đại học về chuyên ngành này còn nhiều hạn chế. Vì lĩnh vực “Quan hệ Công chúng” ở Việt Nam còn mới, chưa có nhiều tài liệu chuyên ngành. Đa phần là tài liệu dịch và người làm PR có sức ảnh hưởng phần lớn được giáo dục tại môi trường nước ngoài.
Văn hoá và môi trường truyền thông cũng chính là rào cản lớn để phát triển ngành nghề này. Tại những quốc gia phát triển trên thế giới, văn hoá truyền thông có tính ổn định và tự do hơn. Tạo suôn sẻ cho nhiều chiến dịch và người làm PR. Trong khi tại Việt Nam – đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực này phải am hiểu về luật, văn hoá và môi trường hệ thống truyền thông phức tạp.
Như vậy để người trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn và phát triển trong lĩnh vực này, bài viết sẽ tổng hợp và chia sẻ những kinh nghiệm đi trước từ những chuyên viên PR có nhiều năm kinh nghiệm, tổng kết có 10 điểm người trẻ cần quan tâm nhất:
1. Ngoại ngữ
Một trong hững yếu tố quan trọng nhất mà một chuyên viên PR cần phải có. Làm việc thương xuyên cùng giới truyền thông và khách hàng đến từ những thương hiệu quốc tế. Việc một người làm PR mà không giỏi ngoại ngữ cũng giống như làm việc mà không có công cụ lao động. Năng suất sẽ thấp và không phát triển được trong ngành nghề này.
2. Tập yêu
Yêu nghề nghiệp mới đủ kiên định theo đuổi nó, với nhiều thách thức và khó khăn. Người làm nghề “Quan hệ công chúng” thường xuyên phải sống trong áp lực nghề nghiệp với số lượng công việc lớn và đòi hỏi tỉ mỉ sang tạo liên tục. Trước khi dấn thân vào nghề các bạn trẻ hãy tự tập cho mình suy nghĩ về tình yêu nghề nghiệp, ươm mầm PR trong tâm trí vá nuôi dưỡng nó ngày một lớn lên.
3. Luyện tập thói quen đọc báo hàng ngày - Đọc vị các hiện tượng truyền thông
Nghề PR sống bằng tin tức, cũng giống như một cầu thủ chơi bóng giỏi là tín đồ của thể thao vua. Người làm PR giỏi là người thực sự có hứng thú với việc đọc báo hàng ngày.
Việt Nam là một môi trường PR năng động với sự xuất hiện nhiều tổ chức, tập đoàn PR lớn trên thế giới. Hàng ngày những chiến dịch mới, vẫn diễn ra âm thầm trong những phuong tiện truyền thông. Người làm PR giỏi phải nhìn nhận được vấn đề dưới những bài báo. Đọc vị các hiện tượng truyền thông, phân tích và rút ra bài học cho bản thân.
4. Dấn thân
Việc học tập và trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực PR, đòi hỏi người học phải dấn thân vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Cáng tham gia sâu vào lĩnh vực thiên về truyền thông thi hiệu quả công việc PR sau này càng cao. Khách hàng có nhu cầu PR đến từ nhiều lĩnh vực , ngành nghề khác nhau.
Có khi buổi sáng chúng ta suy nghĩ ý tưởng PR cho khách sạn năm sao, buổi chiều lại nghĩ ý tưởng PR cho trang thiết bị vệ sinh gia đình. Có khi là sản phẩm xa xỉ, có khi là sản phẩm bình dân. Nếu không am hiểu đủ ngành nghề sẽ không thể làm tốt công việc PR được.
5. Kỹ năng
Trước tiên là Tin học và Anh văn, đây là hai công cụ giúp chúng ta có thể thích nghi với hầu hết các công việc, nó là công cụ để diễn đạt ý tưởng thành sản phẩm. Tin học gồm có: word, pp, exel, photoshop...càng hoàn thiện càng tốt. Nếu trong chương trình học của bạn xuất hiện những môn chuyên ngành này, hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu nó.
Anh Văn thì tôi đã nhắc đến từ đầu, luôn luôn quan trọng số một .
Sau đó là những kĩ năng mềm, kĩ năng mềm mình học tập được từ cuộc sống. Đi nhiều, quan sát khám phá thì tự tiếp thu và đúc kết cho mình. Không ai dạy chp bạn được những điều này. Ví dụ: Giao tiếp, trang phục, thái độ làm việc, suy nghĩ tích cực ...
6. Học qua Facebook
Facebook là công cụ được tạo ra để liên kết những người có cùng đam mê, sở thích lại với nhau. Thầy cô giảng dạy trên lớp là thầy cô trực tiếp. Còn có nhiều thầy cô rất giỏi chuyên môn thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho chúng ta. Hoàn toàn miễn phí.
Theo dõi người giỏi trong lĩnh vực PR, truyền thông là cách học mang lại hiệu quả thiết thực. Họ đã trải qua nhiều năm tháng làm việc, tích lũy kinh nghiệm ngàn vàng. Rồi tập trung kiến thức vào các ghi chú Facebook hoặc website riêng của họ. Mỗi ngày hãy bỏ ít thời gian để đọc những bài họ viết. (Người thầy nghề PR đầu tiên của tôi cũng xuất phát từ mối quan hệ Facebook.)
7. Đọc sách hay đọc các bài viết online
Sách chuyên ngành thì nhiều vô kể, không phải cuốn nào cũng bổ ích. Bạn hãy xác định mình yêu thích lĩnh vực nào nhất. Rồi tìm người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Nhờ họ giới thiệu sách cho mình. Đọc sách thì có điểm hay ở chỗ, nó tạo cho chúng ta có tính hệ thống. Tính hệ thống rất quan trọng. Não chúng ta như một kệ sách. Sách có hệ thống tốt thì kiến thức mới dễ dàng tiếp thu vào não bộ.
Đọc các bài viết, các case study PR (bài học thực tế) cũng rất hay. Đọc các bài học PR thực tế rồi phân tích, suy luận tìm ra những hướng giải quyết tốt hơn.
8. Lì lợm
Môi trường thực tế là nơi tuyệt vời nhất để học. Nhưng nếu muốn theo ngành này đôi khi chúng ta phải tập cho bản thân sự lì lợm. Lì lợm nói trước công chúng, lì lợm giao tiếp, lì lợm đi phỏng vấn, lì lợm xin làm Cộng tác viên... Mọi thứ sẽ hoàn thiện bạn mỗi ngày.
9. Người tốt
Với môi trường nhạy cảm, nhiều vấn đề thử thách tư cách đạo đức người làm nghề. Ranh giới giữa PR trắng và PR đen rất mỏng mạnh. Đôi khi vì lợi luận và đứng trước nhiều lựa chọn, nếu như không đủ tỉnh táo bạn rất dễ phạm sai lầm. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm học thuật. Bản thân bạn cũng cần phải lắng nghe những người thành công, xem cách họ nhìn và hành nghề như thế nào. Để không phạm phải sai lầm bạn phải học và xây dựng tính cách mạnh mẽ cho bản thân mình.
10. Những người bạn
Bạn ở nhà, bạn trên lớp, bạn thể thao .v.v. ở đâu thì chúng ta cũng cần có bạn bè để chia sẻ mọi thứ, khó khăn, vui buồn. Những người làm PR cũng vậy, nghề nào cũng có cái hay, cái khổ của nó. Bạn hãy kết giao với những người có cùng đam mê PR giống mình để chia sẻ và cùng nhau khám phá những kiến thức mới. Ngành nghề nào cũng vậy, luôn đẩy bạn theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi buồn bạn cần chia sẻ cùng đồng nghiệp mà gắn bó bước tiếp.
"HÀNH TRÌNH THÌ THÚ VỊ HƠN ĐÍCH ĐẾN" - Bạn hãy tự viết nên câu chuyện nghề PR của riêng mình!
Tôi viết những dòng này trong thời gian nghỉ nghơi ở văn phòng, hiện tại tôi cũng chỉ được xem như đang bắt đầu tìm hiểu nó. Tương lai sẽ làm việc với nó. PR là nghề chúng ta cùng chọn. Bạn hãy tập yêu nó giống tôi. Mọi thứ đều do sự học mà thành, hãy cố gắng học tập mỗi ngày để hoàn thiện bản thân và phát triển trong nghề nghiệp nhiều thách thức mang tên “Public Relation.”