Bán hàng đa kênh: Cách nào để tạo bứt phá?

Bán hàng đa kênh đòi hỏi chủ shop phải đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian hơn để quản lý, vận hành, do vậy cần có giải pháp quản lý tập trung.

Khó đủ bề…

Khi bán hàng đa kênh, chủ shop mất nhiều thời gian cập nhật lần lượt thông tin sản phẩm lên từng kênh bán đơn lẻ, từ website, Facebook đến sàn thương mại điện tử. Đôi khi, thông tin hàng hóa thay đổi theo từng lô, chủ shop sẽ mất công cập nhật lại trên từng sản phẩm, từng kênh. Khi đơn hàng gặp trục trặc trong lúc vận chuyển, họ cũng phải mất thời gian để dò lại đơn hàng trong mớ bòng bong hàng tá đơn khác nhau, gây tốn kém nguồn lực, thời gian cũng như chi phí.

Chị Mai Chi, chủ shop kinh doanh văn phòng phẩm tại Hà Nội cho biết chị có bán tại cửa hàng, website và sàn TMĐT, mỗi khi có đơn, hàng trong kho đã xuất đi mà quên trừ số liệu cho đồng bộ với kho online, khả năng khách hàng trực tuyến đặt mua sản phẩm đã hết là rất cao. "Không ít lần có sai số liệu tồn kho, mình đã phải đối mặt với nguy cơ mất uy tín với khách hàng hoặc chịu phạt từ sàn thương mại điện tử." - Chị Chi cho biết thêm.

Có không ít shop gặp phải những vấn đề về quy trình xử lý đơn hàng và quản lý hàng tồn kho khi bán hàng đa kênh như thế này. Anh Nguyễn Minh Tuấn, chủ shop thời trang nam tại Hà Nội cũng cho hay: "Mỗi kênh bán hàng lại có những quy cách, thông tin lưu trữ dữ liệu về sản phẩm, và cách quản lý sản phẩm, đơn hàng khác nhau. Mình phải thuê riêng vài nhân viên để chăm sóc và bán hàng trên từng kênh khác nhau như cửa hàng, Facebook, website và sàn giao dịch TMĐT."

Vấn đề lớn nhất khi bán hàng trên nhiều kênh khác nhau của chủ shop không chỉ là việc bán được hàng mà còn là làm sao để quản lý tập trung, tối ưu chi phí và nguồn lực. Có hay không một giải pháp có thể vừa bán hàng đa kênh, vừa quản lý tập trung, để chủ shop an tâm tập trung vào phát triển kinh doanh, không còn nặng đầu về kỹ thuật hay những công việc không tên rất tốn thời gian, nguồn lực đó?

Quản lý tập trung – Giải pháp cho bán hàng đa kênh

Hiện nay đang có khá nhiều công cụ giúp chủ shop bán hàng trên từng kênh. Ví dụ bán tại cửa hàng có phần mềm quản lý bán hàng, bán trên Facebook có phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook, bán tại website có quản trị website, bán tại sàn TMĐT có quản trị sàn…. Tuy nhiên, tất cả những công cụ đó hầu hết chưa được kết nối chặt chẽ với nhau để hỗ trợ chủ shop vừa bán hàng đa kênh, vừa quản lý tập trung một cách đúng nghĩa và hiệu quả nhất.

Bán hàng đa kênh: Cách nào để tạo bứt phá?

Quản lý phải xuyên suốt, tập trung từ tất cả các kênh dựa trên nền tảng là kho hàng, đơn hàng, báo cáo

Bán hàng đa kênh và quản lý tập trung chính là từ khóa giúp các shop có khả năng bứt phá trong thời đại kinh doanh thời công nghệ kết hợp online to offline hoặc ngược lại offline to online (O2O).

Tại buổi ra mắt nền tảng quản lý và bán hàng đầu tiên tại Việt Nam - Sapo X, ông Trần Trọng Tuyến - CEO Sapo cho biết: "Bán hàng đa kênh đang là xu hướng, việc phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất là rất rủi ro, nếu không biết nắm bắt thời cơ và tạo ra cho mình những lợi thế để tối ưu nguồn lực, các doanh nghiệp rất khó để thành công."

Thông qua việc biến website, bán hàng tại cửa hàng, Facebook hay sàn thương mại điện tử trở thành những những kênh bán hàng được tích hợp thống nhất tại một trung tâm quản lý tập trung, Sapo X được biết đến là một giải pháp giúp chủ shop tiết kiệm đến 30% chi phí vận hành, giảm tối đa chi phí nhân lực và tiếp thị, xử lý hoàn tất đơn hàng khi bán hàng đa kênh. Đây cũng là nền tảng quản lý mở duy nhất tại Việt Nam hiện nay nên khả năng mở rộng tích hợp với các kênh bán hàng khác trở nên rất đơn giản.

TMĐT ở Việt Nam đang trên đà phát triển và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, các chủ shop có quyền lựa chọn, chuyển dịch trên các kênh khác nhau nhưng có một thứ mà chắc chắn họ không muốn thay đổi đó chính là quản lý hàng tồn kho, khách hàng… Một giải pháp khiến họ có thể đồng bộ kết nối bán hàng đa kênh và quản lý tập trung sẽ là tương lai, là công nghệ bán hàng đa kênh hiệu quả.

Ngọc Mai