Phân biệt tên doanh nghiệp và tên thương hiệu
Hiện nay có rất nhiều công ty lấy tên doanh nghiệp của mình để đặt tên thương hiệu cho sản phẩm mới hoặc ngược lại lấy tên thương hiệu sản phẩm đặt tên cho công ty. Nhưng việc hiểu sai tên thương hiệu đã dẫn đến việc đồng nhất tên doanh nghiệp và tên thương hiệu.
Vậy, tên doanh nghiệp và tên thương hiệu khác nhau như thế nào?
Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Tên doanh nghiệp có thể là tên thương hiệu. Nhưng một tên thương hiệu không nhất định là một tên doanh nghiệp. Đôi khi một công ty hay tập đoàn lớn sẽ sở hữu nhiều thương hiệu cạnh tranh để tăng khả năng kiểm soát thị trường. Bạn sẽ ngạc nhiên với số lượng thương hiệu mà Unilever sở hữu đang trải rộng trên thị trường: Lipton, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo, Lux, Vim, Sunsilk, Clear, Vaseline, Hazeline, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast,…. Có bao nhiêu thương hiệu trên quá mức quen thuộc với bạn và gia đình?
Tên thương hiệu là cái tên được một tổ chức, công ty đặt cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể để PHÂN BIỆT với một sản phẩm hay dịch vụ khác.
Tên thương hiệu là thứ mọi người nhìn đến đầu tiên và sử dụng nhiều nhất khi đề cập tới một thương hiệu. Số lần tên thương hiệu được nhắc tới khi thảo luận về thương hiệu gấp chục thậm chí mấy chục lần logo hay slogan. Một điều thật đơn giản, khi khách hàng nhìn vào khía cạnh nào nhiều hơn, bạn càng phải chăm chút cho khía cạnh đó.
Vậy, khi nào bạn cần phải đặt tên thương hiệu?
- Thời điểm cần nghiêm túc trong việc đặt tên thương hiệu chính là lúc khởi nghiệp (startUp): Khi một ngành hàng đã phát triển cao độ, các đối thủ trong ngành sẽ dần dần trở nên ngang bằng nhau trong chất lượng và hiệu quả hoạt động. Khi điều này xảy ra, thương hiệu của bạn sẽ thu nhỏ lại, không còn là gì khác ngoài cái tên, chính cái tên sẽ giúp cho thương hiệu có sự KHÁC BIỆT.Bạn ngại ngần nói về những thứ vĩ mô khi còn là một doanh nghiệp nhỏ? Mọi thương hiệu lớn đều khởi nguồn từ tên tuổi nhỏ. Đừng nhìn vào tầm vóc của các thương hiệu hiện nay. Hãy xem họ đã làm những gì khi đặt tên trong lúc còn nhỏ bé. Hãy làm đúng từ những điều nhỏ bé nhất.
- Khi bạn mở rộng thêm một lĩnh vực mới hay sản phẩm mới
- Khi bạn đã “lỡ” sở hữu một cái tên thương hiệu không đẹp. “Trễ còn hơn không“, trong giai đoạn tiếp theo ở tương lai, thương hiệu của bạn rất có thể đủ lớn để có giá trị thương hiệu cao tại một số thị trường và nếu đổi tên lúc đó thì thật vô cùng lộn xộn. Công ty càng lớn thì việc đổi tên càng khó khăn và tốn kém.
Như vậy, dấu hiệu nào để nhận biết tên thương hiệu hiện tại là “không đẹp”?
- Tên thương hiệu không có khả năng đăng ký bảo hộ
- Tên thương hiệu không mua được tên miền
- Tên thương hiệu rất khó nhớ, khó đọc
- Tên thương hiệu bị liên tưởng đến yếu tố tiêu cực
- Tên thương hiệu bị giống hoặc dễ bị nhầm lẫn với một thương hiệu khác
- Tên thương hiệu khiến khách hàng hiểu sai lĩnh vực kinh doanh
Với những chia sẻ ở trên, Bigsouthbrand.com hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp phân biệt rõ sự khác nhau giữa tên doanh nghiệp và tên thương hiệu, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết luận: Một thương hiệu mạnh là tập hợp tất cả những yếu tố tốt nhất, từ những điều nhỏ nhất. Tâm trí khách hàng đã bị quá nhiều thương hiệu “dội bom” nên nó cần phải kén chọn. Nếu có cái tên đẹp, việc xâm nhập vào tâm trí khách hàng sẽ thuận lợi hơn.
Theo Blog.bigsouthbrand.com