Từ IoT đến IoE - Chúng ta đang sống và làm việc trong một xã hội “kết nối”
*Bài viết có tham khảo nội dung chia sẻ của cô Samantha Giam - Giám đốc Marketing tại Công ty Steelcase được đăng tại LinkedIn.com
Nhìn lại chặng đường 2016 -2017
Trong sáu tháng vừa qua, tôi đã có cơ hội hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong top Fortune 500 cải tạo & thiết kế không gian làm việc theo mô hình văn phòng mở (Living Office) của Herman Miller. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với người đứng đầu những doanh nghiệp trên để mở các khóa đào tạo dành cho cấp quản lý và nhân viên với mục tiêu thay đổi nhận thức của họ rằng không gian văn phòng không chỉ đơn thuần là nơi mọi người đến và làm việc.
Chúng tôi ấn tượng khi biết được rằng nhiều doanh nghiệp Châu Á, nơi phần đông dân số lao động thuộc thế hệ Y (millennial), đã bắt đầu quan tâm, và nhận thấy tầm quan trọng của mô hình văn phòng mở. Trong đó, Tencent và Huawei là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong xu hướng này.
Tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi như: “Tiếp theo là gì?” “Chúng ta sẽ làm việc như thế nào trong tương lai?” và thường tôi sẽ trả lời: “tương lai đang ở đây rồi đấy!" Công nghệ đã từng bước giải phóng chúng ta khỏi không gian làm việc truyền thống. Giờ đây bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, kết nối với bất cứ ai trên khắp thế giới. Thậm chí tại một số doanh nghiệp, nhân viên chỉ đến văn phòng khi có một cuộc họp thực sự cần thiết hoặc gặp gỡ để chia sẻ ý tưởng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi lại có cảm giác dường như chúng ta sắp sửa chào đón những xu hướng phát triển hoàn toàn mới trong không gian làm việc.
Trong cuộc thi Design For Asia 2016 (DFA) sản phẩm T2 của Herman Miller đã giành huy chương vàng sáng tạo. T2 là một chiếc bàn thông minh có khả năng thay đổi chiều cao dựa trên thiết lập của người dùng thông qua ứng dụng trên thiết bị di động. Đây là sản phẩm đầu tiên của chúng tôi hoạt động dựa trên mô hình Internet of Things (IoT). Trong suốt quá trình thiết kế T2, chủ đề luôn được chúng tôi bàn luận chính là: "Liệu còn vật dụng nào có thể được cải tiến để vận hành như T2? Ứng dụng chúng như thế nào vào môi trường công sở để nâng cao trải nghiệm cho người dùng?"
Ý tưởng đó đã thúc đẩy sự ra đời của ứng dụng Herman Miller Passport. Đây là một ứng dụng B2B cung cấp cho người dùng một mạng xã hội dành riêng cho việc chia sẻ, đánh giá về nơi làm việc của họ. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về những mặt tích cực, cũng như khắc phục kịp thời những mặt hạn chế trong không gian làm việc hiện tại.
Có thể thấy công nghệ đang thay đổi mọi mặt của đời sống của chúng ta tại chốn văn phòng. Từ việc kết nối các vật dụng hàng ngày chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, cho đến những chiếc ly uống nước thông minh v.v. chúng ta đang bước vào một tương lai nơi tất cả các vật dụng đó điều có trí thông minh riêng (AI), có thể tự thay đổi các thiết lập mặc địch để thích ứng phù hợp với nhu cầu của người dùng (Machine Learning).
Sau đây là một vài phỏng đoán của tôi về những xu hướng sẽ trở nên phổ biến trong tương lai không xa:
1. Thị trường sẽ dịch chuyển từ IoT sang IoE (Internet of Everything)
IoE là biên giới tiếp theo mà mỗi doanh nghiệp hướng đến. Hãy nghĩ đến Amazon Go, đến Google và những chiếc xe vận hành tự động của họ. Họ là những nhà tiên phong trong việc ứng dụng IoE, khai thác Big Data vào cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng từ trực tuyến đến ngoại tuyến và ngược lại! Hãy tưởng tượng một ngày không xa bạn có thể trò chuyện với tất cả các vật dụng xung quanh bạn, một cuộc trò chuyện thực thụ chứ không đơn thuần là những câu “Xin chào” vô hồn.
Những ý tưởng như: văn phòng thông minh, nhà ở thông minh, thành phố, cao ốc, bệnh viện, sân bay thông minh… sẽ không còn nằm ngoài tầm với của chúng ta trong một vài năm tới. Và đây chính là thời điểm tuyệt vời cho những kỹ sư, lập trình viên, những nhà thiết kế hiện thực hóa những ý tưởng đó để từng bước nâng tầm trải nghiệm cho người dùng.
2. Sự phát triển của không gian văn phòng chung (Co-working place)
Tôi đã lầm tưởng khi xem Co-working như một mô hình dành riêng cho các công ty startups. Trên thực tế, những năm gần đây mô hình này lại đang nở rộ và khá phổ biến tại khu vực Châu Á. Cụ thể, Ngân hàng HSBC vừa phân bổ 30 nhân viên kinh doanh của họ vào làm việc tại các không gian Co-working trên khắp Châu Á.
Nếu bạn có nhu cầu mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, Thái Lan, Bắc Kinh với ba mươi nhân viên hoặc ít hơn - Co-working chính là giải pháp dành cho bạn. Với những ưu điểm như: chi phí đầu vào thấp, tích hợp sẵn cơ sở hạ tầng & hệ thống mạng, Co-working còn cung cấp không gian tuyệt với giúp bạn tiếp cận với các doanh nghiệp/ khách hàng trong phạm vi khu vực. Từ một góc nhìn khách, câu hỏi được đặt ra chính là làm thế nào để kết nối những chi nhánh/ văn phòng thành viên tại các không gian Co-working với những giá trị tổng thể của doanh nghiệp?
3. Enterprise Social Network - xu hướng quản trị tất yếu cho doanh nghiệp:
Sự xuất hiện của mạng xã hội (MXH) đang thay đổi cách thức chúng ta tương tác với nhau, tuy nhiên lại chưa được vận dụng hợp lý vào môi trường công sở. Tôi và bạn đều mong muốn được chia sẻ ý kiến một cách thoải mái; cá nhân hóa các cuộc trò chuyện giữa đồng nghiệp/ cấp trên; dễ dàng kết nối, cộng tác với các phòng ban khách nhau để xử lý các vấn để phát sinh, cũng như thoát khỏi gánh nặng của những họp thư email đầy ắp! Tất cả những điều đó sẽ có thể dễ dàng đạt được thông qua giải pháp Enterprise Social Network.
Là nền tảng MXH nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp, Enterprise Social Network giúp tăng cường trao đổi thông tin giữa các cấp, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp trên cùng một luồng thông tin. Đồng thời, Enterprise Social Network xóa bỏ rào cản phòng bản, rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các bộ phận/ chi nhánh doanh nghiệp, đảm bảo các thành viên có thể nắm bắt kịp thời những diễn biến mới nhất và phối hợp cùng nhau mọi lúc, mọi nơi để xử lý vấn đề phát sinh. Giải pháp này hiện đang được các doanh nghiệp như: Slack, Bitrix24 v.v. tập trung khai thác, cũng như được các tổ chức lớn trên thế giới như: Tập đoàn Toshiba, Tập đoàn Hewlett-Packard, Công ty Viễn thông T-Mobile… tin tưởng và ứng dụng.
Về YouNet SI:
YouNet SI là đối tác chính thức và hàng đầu của Bitrix24 tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Với hơn 300 dự án triển khai thành công, YouNet SI là đơn vị dẫn đầu về kinh nghiệm tư vấn và triển khai giải pháp Enterprise Social Network trên nền tảng Bitrix24. Bên cạnh đó, YouNet SI cũng là đơn vị dẫn đầu về phát triển, và cung cấp giải pháp/ ứng dụng quản lý nhân sự (HRIS), các module mở rộng tiến tiến nhất phục vụ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trên nền tảng Bitrix24. YouNet SI đã và đang nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: viễn thông, xây dựng, ngân hàng, bán lẻ, giáo dục...
Tìm hiểu thêm về giải pháp Enterprise Social Network-Bitrix24 từ YouNet SI tại đây.
Tham khảo kho ứng dụng/module từ YouNet SI tại đây.