Focallure Cosmetics - Chiến lược Influencer Marketing giúp FOCALLURE trở thành hiệu ứng trên mạng xã hội như thế nào?
Thông tin chiến dịch
Loại chiến dịch:
SocialThời gian:
06/2021Xác định thị trường Việt Nam là nơi màu mỡ và có thể gặt hái nhiều quả ngọt, Focallure đã dấn thân vào mảnh đất này. Thương hiệu xác định nội địa hóa (localization) là một trong những mục tiêu cần chinh phục. Đồng hành cùng Focallure, Onfluencer đã cùng thương hiệu đặt những viên gạch đầu tiên vào nền móng chiến lược. Cụ thể ra sao, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bối cảnh
Focallure Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm có trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trước khi đổ bộ vào thị trường Việt Nam, Focallure đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Philippines, Indonesia…
Khi quyết định bước chân vào thị trường Việt Nam, rào cản lớn nhất của Focallure là Localization – nội địa hoá. Mục đích nội địa hoá là để thương hiệu nhanh chóng trở nên quen thuộc và trở thành top-of-mind đối với người tiêu dùng Việt trong phân khúc của mình. Đã thử nghiệm và thành công, Review Marketing tiếp tục được Focallure xác định sử dụng trong dài hạn, là một trong những trụ cột chiến lược Marketing của hãng tại thị trường Việt Nam. Influencers và tầm ảnh hưởng của họ là cây cầu đưa thương hiệu tới gần hơn với người tiêu dùng, bên cạnh đó, giúp xoá bỏ định kiến “hàng xịn – giá phải cao” trong tư tưởng của một bộ phận khách hàng.
Mục tiêu
Mục tiêu chiến lược
- Mục tiêu truyền thông: Gia tăng độ nhận diện của Focallure và PinkFlash (Một sản phẩm cùng tập đoàn, độc lập với Focallure) tại thị trường Việt Nam.
- Mục tiêu marketing: Tăng thị phần của Focallure trong phân khúc mỹ phẩm bình dân dành cho giới trẻ, thị trường mỹ phẩm nội địa Trung tại Việt Nam.
- Mục tiêu kinh doanh: Tăng doanh thu của Focallure và PinkFlash nhân dịp ngày hội Siêu Sale 9.9.
Mục tiêu chiến dịch
- Mục tiêu truyền thông: Tăng Brand Awareness – độ nhận diện thương hiệu; cụ thể, Social Media Reach tăng 30% và Volume of Mention tăng 35-40%.
- Mục tiêu kinh doanh: Doanh thu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tăng 25% và tỷ lệ đơn hàng mới/ tổng đơn hàng tăng 17%.
Strategy
Khách hàng mục tiêu
Những cô nàng Gen Z sống tại các thành phố trên toàn quốc, thu nhập mức A là đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Với tâm lý yêu cái đẹp, thích làm đẹp và thử đa dạng sản phẩm nhưng điều kiện chi trả không cho phép thì Focallure là thương hiệu đáng thử. Được mệnh danh là thế hệ iGen, mạng xã hội là con đường nhanh nhất để các thương hiệu tiếp cận Gen Z, những người dành phần lớn thời gian trên thế giới online, tham gia các cuộc thảo luận, học hỏi kiến thức mới, hoà nhập vào những cuộc vui với bạn bè.
Chiến lược
Cùng với các chuyên gia của Onfluencer, Focallure xây dựng chiến lược Review Marketing dựa trên:
- Đặc tính hành vi, tâm lý Gen Z
- USP: “trending, giá mềm, đa dạng lựa chọn, tính ứng dụng cao”
- Ưu thế của từng kênh social
Cụ thể, chiến lược chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (25/6 - 25/8): Tạo độ phủ truyền thông, mở rộng và tối ưu tiếp cận đến người dùng mục tiêu, tạo thảo luận
- Giai đoạn 2 (15/6 - 9/9): Tăng mức độ yêu thích, lan toả sức hút, thúc đẩy mua hàng, đẩy mạnh doanh số nhân dịp Siêu Sale 9.9
Trước các tín đồ làm đẹp, hãng mỹ phẩm nội địa Trung này muốn mình trở thành biểu tượng của triết lý “Sắc đẹp không phải điều xa xỉ” và tính cách thương hiệu “năng động trẻ trung, vui vẻ, lạc quan, tích cực”.
Hoạt động thực thi
Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có ưu thế riêng, cần phải định hướng phát triển nội dung, lựa chọn KOLs phù hợp và đặc biệt là sử dụng nền tảng Influencer Marketing Automation (nền tảng tự động hoá về Influencer Marketing) để quản lý hiệu quả chiến dịch. Focallure lựa chọn 4 nền tảng phổ biến nhất tại Việt Nam là YouTube, Facebook, Instagram và TikTok.
Viral Clip
Với YouTube, các KOLs và KOCs tập trung vào 2 nội dung chính là YouTube Review và YouTube Tutorial Swatch & Review các sản phẩm mới của Focallure, PinkFlash.
Với thời lượng dài từ 5-10 phút, KOLs, KOCs sẽ có thời gian để phân tích sâu các USP của sản phẩm: trendy, giá mềm, đa dạng lựa chọn, đa dạng nhu cầu (makeup đi học, makeup đi tiệc…). Nền tảng Onfluencer đã đưa ra chân dung KOLs/KOC phù hợp với đề bài đặt ra tiêu biểu với những cái tên như: YouTuber Mai Hương Makeup, YouTuber Kiều Chinh... Dưới mỗi nội được đăng tải có gắn hashtag #Focallure #Focallurereview được đội ngũ 12 Beauty KOLs triển khai đồng loạt từ ngày 25/6 đến 25/7, giai đoạn 1 của chiến dịch.
Facebook Marketing
Với Facebook, nội dung tiếp tục xoay quanh chủ đề Swatch & Review mỹ phẩm. Tuy nhiên định dạng multi-photos/ short-clip được ưu ái hơn vì có khả năng show được sản phẩm và người đăng cùng lúc. Sản phẩm của Focallure được khoe “khéo” theo góc chụp và có gắn hashtag thương hiệu ở cuối post để dễ dàng tìm thấy bài đăng khác cùng nội dung.
20 micro-influencers được nền tảng Onfluencer lựa chọn cho Facebook Campaign. Vấn đề kiểm soát lượng tương tác, hiệu quả doanh số từ bài đăng không còn là nỗi lo khi thương hiệu chạy chiến dịch trên Onfluencer. Từ những chỉ số báo cáo được cập nhật real-time, thương hiệu dễ dàng điều chỉnh chiến thuật và điều chỉnh dạng nội dung nào hiệu quả nhất.
Social
Instagram và TikTok đều là hai nền tảng ưa chuộng định dạng video ngắn, vì vậy nội dung Focallure muốn đẩy mạnh là unboxing, review và biến hình makeup “before-after” với sản phẩm.
Chiến thuật “chìa khoá” ở đây chính là sử dụng KOCs - bên thứ ba là người tiêu dùng nói về chất lượng sản phẩm. Nhờ đó càng tăng tính chân thực, khách quan và giải quyết được nghi vấn của người tiêu dùng “sản phẩm thực tế đến tay tôi sẽ như thế nào?”.
Bên cạnh đó, giới trẻ rất dễ choáng ngợp và rung động trước những tạo hình lộng lẫy “trước-sau” makeup. Trong chiến lược gợi ý cho nhãn hàng, Onfluencer đề xuất sử dụng short-form video với tiết tấu mạnh, nhịp điệu nhanh, kết hợp nội dung biến hình xinh đẹp như phù thuỷ makeup Douyin.
Dạng nội dung biến hình từng được không ít content creator thực hiện, tuy nhiên, để nội dung tài trợ (Sponsor Content) “tôn vinh” vai trò nhãn hàng, làm nổi bật sản phẩm một cách khéo léo và tinh tế thì không phải cá nhân nào cũng làm được. Onfluencer đã hướng dẫn đội ngũ của mình những lưu ý quan trọng trong việc thực hiện nội dung.
Kết quả thực hiện định dạng này rất khả quan, với con số dao động từ 70k - 300k views/video, lượt thích rơi vào 40% - 62% trên tổng lượt xem.
Kết quả
Với YouTube Campaign:
- 700.000 views tính tới thời điểm hiện tại.
- Engagement Rate từ 8 - 10% trên số lượt xem. Trên 70% là phản hồi tích cực, mang tính ủng hộ sản phẩm, thương hiệu. 10% phản hồi trung tính, mang tính chất tò mò, muốn tìm hiểu
Với Facebook Campaign: Nội dung có gắn hashtag #Focallure #Focallurereview được đội ngũ 20 micro-influencers này nhanh chóng triển khai, thu về tương tác (like, comment share) từ 2.000 - 3.000 lượt/bài đăng.
Với Instagram & TikTok Campaign: Kết quả thực hiện định dạng này rất khả quan, với con số dao động từ 70.000 - 300.000 views/video, lượt thích rơi vào 40% - 62% trên tổng lượt xem.
Chi tiết thông tin toàn bộ chiến dịch bạn đọc hãy xem tại đây:
Kết luận
Với những hiệu quả đem lại, review marketing là một chiến lược có tiềm năng và rất nhiều “spotlight” để toả sáng trong tương lai.
Onfluencer sẽ tiếp tục là đối tác đồng hành cùng Focallure để tôn vinh sứ mệnh của hãng tại thị trường Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về Onfluencer tại: https://onfluencer.net/