Microsoft mua LinkedIn: Thương hiệu B2B lớn nhất thâu tóm Mạng xã hội B2B lớn nhất

Microsoft đã chi 26,2 tỷ USD để thâu tóm LinkedIn, đây là thương vụ lớn nhất trong 40 năm lịch sử của công ty. Thương vụ này đã sáp nhập thương hiệu B2B lớn nhất và mạng xã hội B2B lớn nhất (hiện có hơn 40 triệu thành viên trên toàn thế giới) với nhau.

Microsoft và LinkedIn lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 85 trong Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu của BrandZ. Liệu đây có phải là bước đi chiến lược giúp Microsoft định vị thương hiệu của mình trong 40 năm tiếp theo?

Microsoft vốn là một tập đoàn khổng lồ với hàng loạt sản phẩm và dịch vụ bị phân mảnh, sau này công ty đã đơn giản hóa cách tiếp cận của mình và tập trung vào chiến lược “trở thành nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ” cho các dịch vụ online, văn phòng và B2B. Nếu Apple đang giúp người dùng thể hiện bản thân thì Microsoft lại giúp người dùng hoàn thành công việc của họ. Khi nhu cầu sử dụng Windows vẫn còn rất lớn thì Microsoft đã tiến một bước với chiến lược đám mây. Sự thay đổi này là một chiến lược không thể bị thất bại vì người dùng có khuynh hướng sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn, do đó nhu cầu sử dụng Windows, vốn là cốt lõi kinh doanh của Microsoft, bị suy giảm là điều không thể tránh khỏi.

Dưới triều đại của CEO Satya Nadella, Microsoft đã trở lại cuộc chơi, nhưng vụ thâu tóm LinkedIn có giúp công ty này bước lên tầm vóc mới? Microsoft đã thành công với mô hình B2B khi doanh thu từ khách hàng doanh nghiệp chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty, và lợi nhuận mang về lớn hơn nhiều so với khách hàng nhỏ lẻ mà phần lớn thị phần đã thuộc về Mac OS, Office, điện toán đám mây và cơ sở dữ liệu. Rõ ràng là CEO Nadella đang đặt cược vào LinkedIn với hy vọng thương vụ này sẽ giúp Microsoft chuyển từ công ty cài đặt các phần mềm thành doanh nghiệp thành công ty cũng cấp các dịch vụ đám mây và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.

Microsoft mua LinkedIn: Thương hiệu B2B lớn nhất thâu tóm Mạng xã hội B2B lớn nhất

Ảnh: Bidness Etc.

Tuy nhiên, vụ đánh cược này khá đắt. Theo Dealbook của tạp chí The New York Times, Microsoft đã chi 220 USD cho mỗi tài khoản đang hoạt động hằng tháng của LinkedIn, nên nhớ rằng Facebook chỉ phải trả 40USD cho mỗi tài khoản trong thương vụ 19 tỷ USD với Whatsapp 2 năm trước đây. Có đáng không? Nếu như Microsoft có thể tận dụng thương vụ này để tìm hiểu thêm về hoạt động của các cá nhân cũng lẫn những đội nhóm, và áp dụng kiến thức có được vào việc xây dựng các giải pháp có thể tùy chỉnh hóa, thì câu trả lời của tôi là xứng đáng.

Từ phía LinkedIn, thương vụ này sẽ giúp công ty có được sự hỗ trợ từ một thương hiệu B2B giá trị nhất (như đã được đề cập trong một bài viết của Millward Brown về sự hợp tác với LinkedIn). Điều này đồng nghĩa với khả năng những hệ thống mạnh của Microsoft như Skype và Office365 có thể sẽ được tích hợp vào platform của LinkedIn và làm cho dịch vụ của họ trở nên phổ biến hơn. Ben Marshall, đồng nghiệp của tôi, từng nói: Khả năng một ngày nào đó chúng ta sẽ đăng nhập vào Skype của doanh nghiệp và gửi email từ tài khoản LinkedIn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiêm, một điều mà cả LinkedIn và Microsoft cần giải quyết là vấn đề dữ liệu cá nhân. Sự kết hợp của hai cơ sở dữ liệu B2B lớn nhất sẽ tạo ra mối lo ngại cho người dùng trên cả 2 platform về việc dữ liệu cá nhân của họ sẽ bị bên kia sử dụng như thế nào. Bạn nghĩ sao về bước đi của Microsoft? Liệu nó có giúp công ty phát triển trong 40 năm tiếp theo không? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!

Nguồn Millward Brown