Thương hiệu tạo dựng giá trị tài chính như thế nào?
Gần đây, tôi tiến hành một số phân tích về sự thay đổi thị phần. Tôi sẽ chia sẻ cụ thể những phát hiện của tôi trong thời gian sớm nhất còn bây giờ tôi xin liệt kê ba cách để thương hiệu gia tăng giá trị tài chính.
1. Đảm bảo sự khác biệt tối đa
Nếu nghiên cứu về thay đổi thị phần của tôi là chính xác thì những thay đổi lớn không thường xuyên diễn ra. Các thương hiệu cần phải tận dụng cơ hội phân tách ngành hàng của thương hiệu ấy. Thương hiệu mà tạo ra được các ngành hàng mới hoặc tạo ra giá trị thặng dư vượt trội ở ngành hàng hiện có là những thương hiệu thật sự có giá trị. Red Bull, Starbucks và iPhone của Apple là những ví dụ điển hình. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm rằng sự cải tiến không nên chỉ giới hạn ở sản phẩm. Đôi khi cải tiến nằm ở chính cách thương hiệu định vị và thể hiện bản thân nó.
2. Duy trì mức giá cao
Bên cạnh việc đảm bảo sự cải tiến liên tục, thương hiệu còn cần phải chú trọng đến “các yếu tố duy trì”. Tìm cách gia tăng doanh số mà không làm giảm giá trị biên vẫn là một yếu tố quan trọng nếu như sản phẩm của bạn không hấp dẫn như việc giới thiệu một trò chơi mới. Hầu hết việc tăng trưởng doanh số đều là kết quả của việc chọn đúng nhóm ngành và đúng quốc gia. Vì vậy, việc duy trì thị phần có thể giúp tăng giá trị tài chính nếu như thương hiệu bán đúng sản phẩm ở đúng nơi với mức giá đúng.
3. Tận dụng tài sản chiến lược
Có lẽ, giá trị lớn nhất của một thương hiệu mạnh là khả năng mở rộng sang các ngành hàng mới. Nếu bạn đã xây dựng thành công một thương hiệu mạnh, bạn có thể tận dụng tình cảm tích cực của khách hàng bằng cách giới thiệu những sản phẩm mới cùng ngành hàng mà phù hợp với định vị thương hiệu. Trong những trường hợp như vậy, thành công phụ thuộc vào việc bạn thực hiện cam kết thương hiệu như thế nào. Còn bản thân thương hiệu vốn đã nổi tiếng và được đánh giá cao.
Ba cách thức gia tăng giá trị tài chính này có thể hiệu quả ở tầm vĩ mô. Nhưng những thách thức thực sự là kết nối với những thứ ở tầm vi mô. Giá trị thương hiệu được tạo dựng và bị tàn phá ở mỗi cấp độ mà người mua tiềm năng tương tác với thương hiệu. Với tôi, đây dường như là thách thức lớn nhất để tăng trưởng và duy trì một thương hiệu mạnh. Bạn cần phải hiểu và chỉ đạo ở cả hai cấp độ: quản lý kinh doanh ở tầm vĩ mô trong khi nhận diện những ảnh hưởng có thể đối với mỗi người mua cụ thể. Đôi khi điều có lợi ở cấp độ này lại gây ảnh hưởng tiêu cực ở cấp độ kia.
Bạn nghĩ sao về ba cách thức gia tăng giá trị thương hiệu này? Liệu còn những cách nào khác không?