10 clip quảng cáo độc đáo nhất năm 2012
10 clip quảng cáo độc đáo nhất năm 2012 có cả hài kịch, bị kịch và hiệu ứng hình ảnh đặc sắc. Xếp hạng này dựa trên ý tưởng độc đáo, giá trị giải trí và câu chuyện về sự thành công. Một lần nữa, giải thưởng khẳng định rằng ngành quảng cáo đang nắm giữ những người tài năng và sáng tạo nhất hành tinh. Sau đây là các quảng cáo được giải trong năm nay, theo thứ hạng từ dưới lên:
10. Trang sức Cartier
Những cảnh quay đẹp và tinh tế, quy mô hoành tráng, chăm chút đến từng chi tiết và ngớ ngẩn một cách tuyệt vời. Câu chuyện kể về chú báo tuyết tìm đường gặp gỡ một cô gái Paris đeo trang sức lấp lánh làm mê hoặc người xem.
9. Điện thoại Samsung
Mẩu quảng cáo này đã khiến Samsung chính thức trở thành đối thủ chống lại Apple. Hãng giới thiệu Galaxy S III, dòng điện thoại di động mới, to, phẳng làm iPhone 5 trở nên nhỏ nhắn và cũ kỹ. Quảng cáo này cũng làm nhiều fan hâm mộ Apple trên thế giới nổi giận.
8. Bia Old Milwaukee
Thành công của quảng cáo là có sự xuất hiện của diễn viên hài Will Ferrell và đoạn clip kết thúc khi vừa đến cao trào. Tuy chỉ phát trên đài địa phương, clip quảng cáo này đã thu hút hàng triệu lượt theo dõi trên YouTube.
7. Xe hơi Chrysler
Quảng cáo này giành giải Super Bowl năm 2012 với nội dung gồm ba chủ đề: Detroit suy thoái lấy từ quảng cáo năm ngoái của ngôi sao nhạc Rap Eminem, chiến dịch bầu cử tổng thống và giải bóng bầu dục Big Game. Đoạn cuối, diễn viên, đạo diễn lừng danh Clint Eastwood đã xuất hiện, nói lời thoại với giọng khàn đặc trưng: “Đất nước không thể ngã quỵ với một cú đấm. Chúng ta đứng lên ngay và khi đó, cả thế giới sẽ nghe tiếng gầm của động cơ chúng ta”
6. Các sản phẩm của Procter & Gamble
Quảng cáo tôn vinh các bà mẹ đảm đang, tận tụy lo việc nhà, hi sinh cho con cái đến với thao trường Thế vận hội Olympic và đạt được tấm huy chương. Đoạn quảng cáo ngắn nhưng đã làm nhiều người xúc động, không cầm được nước mắt.
5. Dịch vụ chuyển phát nhanh TNT
Cảnh quay đơn giản, bắt đầu bằng hình ảnh một số người tập trung ở một thị trấn nhỏ ở Bỉ. Sau đó cảnh vật xung quanh biến thành một đoạn phim hành động kiểu Mỹ sau khi một người tò mò đã “nhấn nút để tăng kịch tính”. Đoạn clip đã nhận được 38 triệu lượt theo dõi, một con số kỷ lục cho một quảng cáo của TNT.
4. Nước là sự sống - chương trình First World Problems
Clip quảng cáo này nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter sau khi được tung ra. Sử dụng chiến lượt truyền thông xã hội, mẩu quảng cáo kích thích cộng đồng mạng gửi những so sánh về đời sống vật chất của thế giới hiện đại và thế giới thứ ba nghèo nàn, đói kém. Quảng cáo không dùng hình ảnh sáo rỗng (như đứa bé châu Phi da bọc xương bị bao vây bởi ruồi) mà chỉ cho những người chương trình muốn giúp đỡ xuất hiện trong clip. Bằng cách nói mỉa mai, quảng cáo đánh thẳng vào người Mỹ còn đang quá bận tâm với cuộc sống vật chất của mình
3. Giày Nike
Tuy không phải là nhà tài trợ cho Thế vận hội Olympic, nhãn hàng đã đem lại không khí thể thao với quảng cáo đơn giản nhưng đặc sắc. Đoạn clip về một cậu bé “quá khổ” Nathan vượt lên chính mình và chạy bộ một quãng đường ở London, bang Ohio. Điều đáng nói là quảng cáo chỉ quay một lần và không hề qua chỉnh sửa gì.
2. Chương trình chống bạo lực trẻ em của NSPCC
Thật hiếm có khi một quảng cáo có thể làm bạn cười ở đoạn đầu và rồi nghẹn ngào ở đoạn kết. Bắt đầu bằng lời nhận xét ngây thơ “Thỏ thật đáng sợ” của một đứa bé, đoạn quảng cáo dần phản ánh cuộc sống gia đình, xã hội mà các em phải chịu đựng. Diễn xuất tự nhiên, không gượng ép của các diễn viên nhí đã làm nội dung quảng cáo chạm đến trái tim nhiều người xem.
1. Báo Guardian
Clip quảng cáo dựng lại câu chuyện cổ tích Ba chú heo con mà nhiều người được nghe kể từ bé. Sau khi thâm nhập và làm sập ngôi của ba chú heo con, chú cáo độc ác đã bị đun sống.
Tuy nhiên, hành động này được cho là nhằm tự vệ và ba anh em nhà heo được báo chí, các blogger và cộng đồng trên mạng xã hội ủng hộ. Đoạn kết bất ngờ là các phương tiện truyền thông tìm ra chú cáo có tiền sử hen suyễn, vì vậy không có khả năng thổi tung ngôi nhà.
Chính ba chú heo con đã dựng nên màn kịch nhằm kiếm tiền bảo hiểm, sau khi không thể trả tiền thuê nhà ngày càng tăng, là hậu quả của khủng hoảng nhà đất.