Quy trình thiết kế tại một digital agency (Phần 02)
Tiếp theo Phần 01, hãy tiếp tục với danh sách mà các web designer mới vào nghề trong một công ty digital agency nên biết và thực hiện trước khi bắt đầu một dự án mới và những gì họ nên chú ý trong suốt quá trình làm việc.
10. Hãy thiết kế giống như khi bạn đang tham dự một cuộc thi
Tôi phải thừa nhận rằng lời khuyên này không phải của tôi. Tôi được nghe nó trong quá khứ tại Fantasy Interactive và tôi đã bị sốc khi cảm nhận được lời khuyên này rõ ràng và đúng đắn như thế nào. Mỗi thành phần cần được thiết kế như khi nó có thế đứng độc lập cũng như là thành phần tốt nhất. Đôi khi các designer để lại một vài phần của trang nằm ở phần cuối danh sách công việc cần làm và chỉ dành một ít sự quan tâm cho chúng vào phút cuối.
11. Hoàn thiện công việc
Bên cạnh bất kỳ sự đánh giá nào về mặt thẩm mỹ, có vài thứ thông thường cần phải được tránh để tạo một mảng thiết kế sạch và chính xác. Vài thứ bạn nên đứng ngoài quan sát trong khi cố gắng hoàn thiện thiết kế của bạn nên bao gồm gradient banding, blurry edge, font rendering option (vài font phụ thuộc vào kích thước của chúng được xem tốt nhất trên một chế độ render đặc biệt) và stroke phải kết hợp thật tốt với nền.
Đó chỉ là một vài những ví dụ về các vấn đề để tìm kiếm nhưng trong thực tế danh sách này là vô tận. Luôn luôn nhìn vào thiết kế của bạn như một tổng thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của mọi thứ sau đó phân tích cẩn thận hơn từng thành phần.
12. Sắp xếp gọn gàng các file PSD
Đây là (đi kèm sử dụng hệ thống lưới dây) một trong những lời khuyên quan trọng nhất khi thiết kế với Photoshop. Bất chấp quy mô và số lượng designer làm việc của dự án, bạn cần giữ các file sạch. Điều này sẽ làm cho việc export (xuất) các phần khác nhau dễ dàng hơn, nhằm đẩy nhanh tốc độ thiết kế và để làm việc với các designer khác trên những file được chia sẻ.
13. Thiết kế bối cảnh tốt nhất nhưng cũng chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất
Trong khi công việc của designer là giải quyết vấn đề thông qua các giới hạn khác nhau. Với thiết kế web, phạm vi các giới hạn trải dài từ các vấn đề về concept đến kỹ thuật và nội dung. Chúng ta cần xây dựng một trang có thể hoạt động không chỉ trên các bối cảnh lý tưởng, nhưng đồng thời cũng hiệu quả ngay trong những tình thế tồi tệ nhất. Trong trường hợp một người dùng có thể đang sử dụng một màn hình thực sự nhỏ để và kiểm tra trang web khi trên đó hầu như không có nội dung nào nên trông nó giống như một trang hỏng.
Tuy nhiên vì mục đích trình bày sản phẩm, tôi luôn luôn khuyến khích xây dựng bối cảnh tốt nhất cho thiết kế. Mặc dù chúng ta sẽ hiển thị một số lượng chữ lý tưởng và chúng ta sẽ hiển thị trang trong trên kích thước trình duyệt lý tưởng mà nên được đặt là bối cảnh phổ biến nhất cho hầu hết người dùng sử dụng.
14. Gắn chặt với thiết kế đến khi bạn ghét nó (Ám ảnh về công việc, dự án đến khi bạn ghét nó)
Nếu bạn say mê thiết kế thì tôi chắc chắn đây là thứ mà bạn mà bạn đang làm. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một bố cục (ý tưởng chủ đề) mà tôi cảm thấy tự hào, tôi có khuynh hướng biến nó trở thành một phần cuộc sống của mình. Tôi chụp ảnh màn hình nó, kiểm tra trên các thiết bị khác nhau, biến nó thành ảnh nền và thậm chí in ra để treo lên tường.
Thông qua quy trình này, tôi đã đạt được kết quả cuối cùng: ghét bỏ nó; tôi bắt đầu thấy mọi thứ không còn đúng và rốt cuộc tôi thay đổi nó. Không yêu thích thành quả trước kia của bạn là một dấu hiệu của sự trưởng thành và điều này có nghĩa là bạn sau cùng đã học hỏi từ chính sai lầm của mình.
15. Tránh dành quá nhiều thời gian trên một concept trước khi chia sẻ với khách hàng
Khi đề xuất một concept tương tác hoặc một thiết kế “nhìn và cảm nhận”, ban cần đảm bảo rằng bạn và khách hàng cùng đồng thuận trên bản đề xuất đó càng sớm càng tốt. Khi điều này xảy ra và concept ban đầu được phê chuẩn, bạn có thể thư giãn một chút và bắt đầu sản xuất.
Nhưng nếu như bạn thuyết trình concept đầu tiên và khách hàng không có cảm tình với nó, bạn nên thu thập đủ phản hồi và trở lại với một concept thứ hai thích hợp hơn.
16. Trở thành bạn tốt nhất của developer
Developer là những người rất sáng tạo và họ yêu công việc của họ cũng nhiều như bạn. Nhưng họ không luôn luôn được bao gồm trong một dự án từ lúc bắt đầu và thường xuyên chỉ liên đới khi concept được quyết định và vai trò sáng tạo của họ bị lấn át. Quy trình này hoàn toàn sai; một vài ý tưởng tốt nhất đến từ đội development, vậy hãy chắc chắn bạn cùng cộng tác với họ kể từ lúc bắt đầu dự án. Chia sẻ với họ các concept và sự thích thú của bạn, sẽ dẫn họ đến những ý tưởng tốt hơn và thực thi tốt hơn đến cuối cùng.
17. Thuyết trình: Giải thích cho một đứa trẻ 4 tuổi hiểu
Điều này rất quan trọng khi bạn sáng tạo nên một tác phẩm tuyệt vời cũng như khi thuyết trình về nó. Thiết kế tốt nhất của bạn có thể bị bỏ qua hoặc ném đi nếu bạn không thuyết trình một cách đúng đắn. Hãy luôn giữ suy nghĩ rằng những gì bạn thấy rõ ràng có thể không phải là những gì người khác có thể thấy trong lần đầu tiên.
18. Yêu từng ý tưởng của bạn nhưng đừng để chúng trói buộc
Có một ranh giới mong manh giữa việc biết khi nào bảo vệ cho những ý tưởng của bạn và học cách để nhận ra đồng đội hoặc khách hàng của bạn không nhìn thấy chúng là ý tưởng thích hợp. Như một designer bạn cần tin tưởng kiên quyết vào điều mình làm, nhưng bạn cũng nên cởi mở để nhanh chóng xoay chuyển ý tưởng và trở lại với những suy nghĩ độc đáo khác. Đừng quên rằng có nhiều hơn một giải pháp độc nhất.
Claudio Guglieri (Design Director - F-i) / Brands Vietnam
Nguồn RGB.vn