Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Có một khoảng thời gian báo giới sục sôi các tin tức xoay quanh công ty con Google của Alphabet. Lý do rất đơn giản: thị trường quảng cáo trực tuyến đang dần bão hòa, gã khổng lồ đang đi vào ngõ cụt, chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề này một cách sâu hơn, dựa vào những con số.

Tăng trưởng hàng năm hay giá cổ phiếu của Google cũng vẫn sẽ lên với những nguồn doanh thu mà có thể bạn sẽ sửng sốt khi nghe tới dưới đây.

1. Quảng cáo

Gần 80% doanh thu của Google đến từ quảng cáo và máy tính bàn vẫn đóng góp một phần đáng kể trong đó. Trong khi đó với Facebook, quảng cáo chiếm 97% doanh thu nhưng 80% lại đến từ nền tảng điện thoại, 17% còn lại mới là từ máy tính bàn.

Đây chính là trận chiến gây tổn hại lớn cho Google mà báo chí đã và đang đề cập. Đầu tiên hãy nhìn vào mảng quảng cáo tăng trưởng nhanh nhất: online video.

Trong khi Facebook khẳng định mỗi ngày có khoảng 8 tỷ lượt xem các video trên nền tảng của mình thì phiên bản Youtube trên điện thoại của Google sở hữu lượng khán giả tuổi từ 18 đến 49, nhiều hơn bất cứ kênh truyền hình cáp nào ở Mỹ. Trên thực tế, chúng ta có thể đánh giá mức độ phổ biến của các kênh video theo số liệu từ Statista:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Thống kê lượng người xem các kênh video phổ biến nhất tại Mỹ (Số liệu tháng 11/2015; Đơn vị: Triệu người)

Còn đây là tăng trưởng quảng cáo video hiện nay:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Thống kê mức chi dành cho quảng cáo video tại Mỹ 2014-2016 (Đơn vị: tỷ USD)

Đây chính là lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất và Google đang có vị thế vững chắc trong đó.

Tuy nhiên, nhắc đến Google hẳn ai cũng chỉ nghĩ đến tìm kiếm – sau tất cả thì đây vẫn là nền tảng của hệ sinh thái Google tạo dựng nên ngày nay. Doanh thu quảng cáo qua tìm kiếm chỉ tăng 5% năm 2014 và đây chính là điểm khiến những bình luận như “tăng trưởng của Google đang chết đứng” nhan nhản các mặt báo nghe có vẻ đúng. Thế nhưng công nghệ tuyệt vời này vẫn còn những “ngón nghề” khác để đảo chiều.

Trước khi đi sâu vào giải thích vấn đề này, hãy bàn đến các kênh stream video theo yêu cầu.

2. SVOD (dịch vụ xem video theo yêu cầu)

Đây là một mảng mọi người rất dễ bỏ qua, nhưng thực ra khá quan trọng. Các dịch vụ xem video theo nhu cầu là một trong những bước tiến tuyệt vời nhất chúng ta đang được chứng kiến. Dưới đây là biểu đồ thống kê từ Statista:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Doanh thu các dịch vụ xem video thu nhu cầu

Doanh thu các dịch vụ SVOD toàn cầu sẽ gia tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2015 lên 27 tỷ USD chỉ trong 5 năm sau đó. Không nghi ngờ gì Netflix sẽ sớm thống trị địa hạt này với độ bao phủ trên 90% các hộ gia đình sử dụng SVOD tại Mỹ. Prime của Amazon có thể sẽ về nhì với mức phủ khoảng 40%.

Tuy nhiên, Google mới đây đã cho ra mắt dịch vụ Youtube Red và hãng cũng đang rất nỗ lực tự sản xuất nội dung cũng như tung các bộ phim mới từ các studio khác dưới dạng dịch vụ có thể đăng ký subscribe. Chỉ cần nhìn vào mức ảnh hưởng rộng lớn của Youtube thôi là chúng ta cũng có thể hình dung ra tiềm năng phát triển khủng khiếp của Youtube Red thế nào rồi.

3. Thực tế ảo (VR)

Theo Dave Thiel của tạp chí Forbes, thị trường của công nghệ thực tế ảo (VR) hay tăng cường thực tế ảo (AR) có thể phủ tới “tất cả mọi người trên hành tinh”, và ông hoàn toàn đúng. Dưới đây là dự đoán tăng trưởng của VR và AR trong một vài năm tới:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Dự đoán doanh thu từ VR/AR đến năm 2020 (Đơn vị: Tỷ USD)

Google cũng đã thành lập bộ phận phát triển VR dưới sự điều hành của Clay Bavor. Bavor trước đây từng quản lý sản xuất thiết bị VR thử nghiệm giá rẻ Cardboard của Google, cho phép người dùng trải nghiệm công nghệ VR trên smartphone ở mức giá vô cùng bình dân.

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Chỉ với vài USD, ai cũng có thể trải nghiệm công nghệ VR ở mức cơ bản với Google Cardboard

Và hẳn là ai cũng nhớ Google từng thử sức với AR qua sản phẩm Google Glass ra sao. Mặc dù Google Glass chưa thực sự thành công như kỳ vọng nhưng hãng cũng đã rút ra được rất nhiều bài học cho những phiên bản trong tương lai.

4. Xe tự lái

Google có lẽ sẽ là hãng công nghệ danh tiếng nhất đặt nhiều kỳ vọng vào công nghệ này. Trong khi Tesla và Apple đang ấp ủ tham vọng thay đổi thế giới với xe hơi thông minh của mình thì Google lại đi theo một hướng có phần khác biệt. Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng của các phương tiện có tính năng tự lái:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Dự đoán lượng xe có chế độ tự lái toàn cầu tính đến năm 2020 (Đơn vị: Triệu chiếc)

Nếu tỷ suất tăng trưởng gộp hàng năm 134% trong vòng 5 năm tới là đúng thì đến năm 2020 chúng ta sẽ có khoảng 10 triệu xe tự lái. Tuy nhiên, Google còn tham vọng hơn thế: Hãng muốn tạo ra những chiếc xe hoàn toàn tự lái chứ không phải một chiếc xe chỉ có chế độ tự lái. Công ty hiện không chỉ tích cực vận động các chính trị gia đưa ra các điều luật ủng hộ sự phát triển của xe tự lái mà còn khiến họ góp phần đưa ý tưởng đi xe tự lái vào quan điểm, góc nhìn của công chúng.

Đây thực sự là một chiến lược lâu dài, nhưng chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta di chuyển trong tương lai.

5. Gã khổng lồ bí mật

Mặc dù nhiều người trong chúng ta thậm chí còn không nghĩ đến việc Google đang tiến đến bước ngoặt lớn như hiện tại nhưng chắc chắn những thay đổi này sẽ đều mang đến những cuộc cách mạng lớn ở phạm vi toàn cầu.

Trên thực tế Google có hằng hà sa số các dự án khác nhau, cả những dự án cạnh tranh với những gã khổng lồ khác như Amazon, Facebook, Netflix, Apple hàng thập kỷ và thật khó để đề cập tất cả chỉ trong một bài viết thế này. Một số lĩnh vực “khủng” có thể kể đến là IoT (vạn vật kết nối), thiết bị bay, công nghệ sinh học,… với một vài biểu đồ thống kê cho thấy tiềm năng dưới đây:

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Dự đoán tăng trưởng thị trường IoT đến 2019 (Đơn vị: Nghìn tỷ USD)

Google có thực sự đang đứng bên bờ vực?

Dự đoán tăng trưởng các dịch vụ bảo mật IoT đến 2020 (Đơn vị: Tỷ USD)

Ngọcmiz / Capital Market Laboratories
Nguồn Trí thức trẻ