Hãng xe Volkswagen: Giá của tham vọng lấn át sự trung thực
Dường như vụ gian lận khí thải của hãng Volkswagen (VW) hồi cuối năm 2015 lại được hâm nóng khi gần đây có hàng chục cổ đông lớn của hãng này đâm đơn kiện vì cổ phiếu của họ bị mất giá và đòi bồi thường một khoản tài chính lên tới 2,5 tỷ Euro.
Trong khi VW đang phải đối mặt với vụ kiện của các chủ sở hữu 600.000 chiếc xe có khí thải cao hơn cam kết ở Mỹ và bộ Tư pháp Mỹ kiện VW phải bồi thường 46 tỷ USD do vi phạm luật Không khí Sạch thì những vụ kiện của cổ đông càng đẩy hãng xe này tới bờ vực phá sản.
Ông Cynthia Giles – Trợ lý quản trị văn phòng Thực thi và đảm bảo tuân thủ của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nói rằng, với hồ sơ này, chúng ta có một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng việc tìm cách bắt Volkswagen chịu trách nhiệm cho ô nhiễm không khí bất hợp pháp. Ông Cynthia Giles khẳng định rằng, các thảo luận sẽ tiếp tục tiến hành song song với những hành động của tòa án liên bang.
Đây không phải là lần đầu tiên có đơn kiện hãng VW mà kể từ khi vụ khí thải diễn ra, đã có nhiều cổ đông kiện đòi bồi thường. Tuần trước, gần 300 nguyên đơn cũng đã đâm đơn kiện đòi bồi thường khoảng 3 tỷ Euro. Bên cạnh đó, ở hầu hết các thị trường mà hãng xe hơi danh tiếng một thời này có mặt, các chủ sử dụng xe cũng đang đồng loạt khời kiện hãng xe này.
Chẳng hạn tại Úc, các chủ sử dụng xe đã thuê Cty luật Maurice Blackburn để khởi động vụ kiện với tổng thiệt hại lên 100 triệu đô la Úc, tương đương gần 72 triệu USD. Ông Robyn Richardson – đại diện cho nhóm người sử dụng xe VW ở Úc nói rằng: “Tôi vô cùng thất vọng về hành vi gian dối của VW và chính tôi đang sở hữu một chiếc xe bẩn”. Trước đó, Văn phòng Luật Barun tại Seoul (Hàn Quốc) cũng đã trình các đơn kiện của người sử dụng xe nước này lên tòa án.
Kể từ tháng 9/2015, khi vụ bê bối Volkswagen sử dụng phần mềm kiểm soát động cơ để “qua mặt” Cơ quan Quản lý Mỹ về lượng khí thải xe ôtô, giá cổ phiếu của hãng xe Đức này đã sụt giảm thê thảm dẫn tới việc giá trị cổ phần của các cổ đông này cũng bị giảm theo. Điều này đã khiến họ tức giận và quyết đâm đơn kiện để đòi lại những gì lẽ ra thuộc về họ.
"Bài học về giá của sự tham vọng lấn át cả sự trung thực của VW là bài học quý giá đối với tất cả các thương hiệu danh tiếng thế giới nói riêng, các DN nói chung."
Ông Alberto Minali, 50 tuổi, là Phó Tổng giám đốc Tài chính Tập đoàn và là thành viên Ban điều hành phụ trách lập các báo cáo tài chính cho Assicurazioni Generali từ tháng 9/2012. Ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình tại Tập đoàn Generali và tích lũy kinh nghiệm thông qua các vị trí quản lý cấp cao tại các công ty ở Ý và ở các thị trường quốc tế. Trên cương vị Phó Tổng giám đốc, ông Alberto sẽ quản lý hoạt động Tài chính, Nghiệp vụ, Bảo hiểm & Tái bảo hiểm, Marketing, Chiến lược và Dữ liệu.
Vậy là từ một hãng ô tô danh tiếng bậc nhất châu Âu, sử dụng tới 600.000 lao động tại khoảng 120 nhà máy trên toàn thế giới, VW đang rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Dù sao thì VW vẫn là một hãng ô tô danh tiếng, và thực tế, VW vẫn còn nhiều cơ hội để sửa sai nếu họ thực sự cầu thị. Chẳng hạn như gần đây, giới chức Mỹ đã kêu gọi VW sản xuất ô tô điện tại thị trường này.
Theo tờ Welt am Sonntag, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã yêu cầu VW sản xuất ô tô điện tại nhà máy của hãng tại Chattanooga bang Tennessee và giúp hãng xây dựng mạng lưới các trạm sạc cho ô tô điện tại Mỹ. Đây dường như cách mà thị trường Mỹ đang chìa tay để cứu vớt một thương hiệu nổi tiếng như VW vốn được thị trường Mỹ yêu thích.
Chưa biết các vụ kiện của cổ đông VW rồi đây sẽ đi đến đâu, nhưng rõ ràng bài học về giá của sự tham vọng lấn át cả sự trung thực của VW sẽ là một bài học quý giá đối với tất cả các thương hiệu danh tiếng thế giới nói chung và xe hơi nói riêng. Có lẽ câu nói “Sai một ly, đi một dặm” chưa bao giờ đúng hơn trường hợp này.
Quốc Anh
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp