Chiến lược quảng cáo sai lầm của một công ty Nhật

Một công ty Nhật Bản có tên Logbar mới đây đã gây tranh cãi kịch liệt trên cộng đồng mạng khi tung ra đoạn quảng cáo cho thiết bị phiên dịch có thể mang theo người có tên Ili.

Điểm nổi bật cơ bản của Ili là người dùng có thể nói bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc hay Nhật Bản và chiếc máy này có thể phiên dịch thành bất kỳ ngôn ngữ nào trong 3 ngôn ngữ này.

Đây rõ ràng là một sản phẩm vô hại. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo mà Logbar sử dụng để quảng bá cho Ili lại khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Quảng cáo của Ili

Cụ thể, đoạn clip ghi lại hình ảnh người đại diện của công ty có tên Dean, nói bằng tiếng Anh và sau đó sử dụng Ili để dịch sang tiếng Nhật. Nội dung mà Dean muốn truyền tải là xin phép những phụ nữ ngẫu nhiên trên đường phố Tokyo... một nụ hôn xã giao.

Trang Facebook của tờ The Gaijin đã đăng tải clip quảng cáo này vào thứ 4 với dòng chú thích: “Một công ty Nhật Bản đã tạo ra sản phẩm dịch thuật vô cùng sáng tạo và họ quyết định tiếp thị nó bằng một video theo kiểu cringeworthy. (Cringeworthy được ghép từ hai từ cringe (ngượng ngùng) và worthy (tự hào) để chỉ cảm giác vụng về, xấu hổ và cả tội nghiệp).

Ngay sau khi được đăng tải, video này đã thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và 51.000 lượt chia sẻ. Đáng chú ý, nó đã gây ra hàng loạt tranh luận về bản chất của quảng cáo.

Đa phần đều tỏ ra ấn tượng với sự sáng tạo của sản phẩm này nhưng lại hoàn toàn thất vọng về đoạn quảng cáo này.

Chiến lược quảng cáo sai lầm của một công ty Nhật

Một cách quảng cáo tồi tệ dành cho sản phẩm tuyệt vời như vậy

Chiến lược quảng cáo sai lầm của một công ty Nhật

Oh, sản phẩm thật tuyệt vời nhưng phần sau của đoạn video khiến tôi bực bội

Chiến lược quảng cáo sai lầm của một công ty Nhật

Thật sự ghét đoạn video này

Phương Linh / Times
Nguồn Trí thức trẻ