Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Trong mỗi vụ bê bối, báo chí lại đào xới những vết đen trong quá khứ của HSBC, một lần nữa cho thấy những bài viết tiêu cực có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong dài hạn. Những bài viết chỉ trích HSBC xuất hiện trên truyền thông nhiều nước, đặc biệt là tờ Financial Times.

Theo báo cáo Trust Meltdown 2016 của hãng Media Tenor công bố trong Diễn đàn kinh tế thế giới năm nay tại Thụy Sỹ - cung cấp độc quyền cho chúng tôi, HSBC là một trong những ngân hàng đã và đang nếm trải hậu quả của những vụ "suy thoái niềm tin" trên truyền thông.

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Những bài viết chỉ trích HSBC xuất hiện trên truyền thông nhiều nước, đặc biệt là tờ Financial Times. Ảnh: Bloomberg

Bê bối và các vấn đề pháp lý ảnh hưởng nặng nề tới mật độ bao phủ và sắc thái bài viết về HSBC trên báo chí. Trong đó có gian lận buôn bán chứng chỉ tiền gửi, cáo buộc lũng đoạn tỷ giá và hậu thuẫn rửa tiền tại Arab Saudi.

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Nguồn: Media Tenor

Trong mỗi vụ bê bối, báo chí lại đào xới những vết đen trong quá khứ của HSBC, một lần nữa cho thấy những bài viết tiêu cực có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong dài hạn.

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Các vấn đề của HSBC được nhắc đến nhiều nhất trong 835 báo cáo. Nguồn: Media Tenor

Những bài viết chỉ trích HSBC xuất hiện trên truyền thông nhiều nước, đặc biệt là tờ Financial Times. Tờ này cho rằng vị CEO Stuart Gulliver là người chịu trách nhiệm cho chuỗi làm ăn thất bát 4 năm liên tiếp vừa qua.

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đừng như HSBC

Các đầu mối đưa tin về HSBC trong 835 báo cáo. Nguồn: Media Tenor

Từ thống kê trên, có thể kể ra một số rủi ro. Đầu tiên, CEO Stuart Gulliver hiếm khi được trích dẫn với vai trò là nguồn tin của ngân hàng. Điều này tạo cảm giác không có người lãnh đạo chịu trách nhiệm kiểm soát các vấn đề, trả lời các nghi vấn và giải quyết vấn đề về quản lý.

Thứ hai, thông tin trích từ chính HSBC chỉ chiếm chưa đầy 25% các báo cáo, trong khi tỷ lệ khuyến nghị là 35%. Điều này cho thấy bản thân ngân hàng cũng không kiểm soát được câu chuyện, không tạo được ảnh hưởng lên truyền thông.

Thứ ba, rất nhiều báo cáo xuất phát từ các cơ quan chức năng và chính phủ, cho thấy HSBC đang lọt tầm ngắm của nhiều cơ quan.

Thảo Mai
Nguồn Biz Live