Năm Thân, Pepsi nhờ "Tôn Ngộ Không" làm quảng cáo
2016 là năm con khỉ. Đã và đang có vô số chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh con linh trưởng này.
Mặc dù đến ngày 8/2 mới chính thức bước vào năm Bính Thân, nhưng Pepsi đã khởi đầu với một video dài 6 phút đang làm mưa làm gió trên các websites với hơn 15 triệu lượt xem/tuần. Đoạn quảng cáo không thực sự nói về một con khỉ, mà về một nghệ sĩ đã hóa thân rất thành công nhân dạng của con khỉ trong bộ phim truyền hình nổi tiếng từ những năm 1980.
Đây là một bộ phim cổ trang dựa theo truyện "Tây Du Ký" của Trung Quốc về một con khỉ thông minh, tinh nghịch và có phép thuật. Vua khỉ đã trở thành siêu anh hùng của Trung Quốc từ thế kỷ XVI.
"The Monkey King đối với chúng tôi giống như Star Wars của Mỹ", Danielle Jin - Phó tổng giám đốc PepsiCo tại Trung Quốc cho biết - "Đó là sự kết hợp giữa Batman hoặc Người nhện với Chúa tể của những chiếc nhẫn".
Phiên bản thập niên 80, với những hiệu ứng đặc biệt và pha võ thuật nguy hiểm, đã tạo nên ảnh hưởng lớn tại thời điểm đó khi nền văn hóa đại chúng của Trung Quốc vừa nổi lên.
"Đối với những ai không sống ở Trung Quốc thời điểm đó, sẽ rất khó hiểu được sức ảnh hưởng của bộ phim khi tất cả các kênh giải trí đều dành chiếu bộ phim và số lượng khổng lồ khán giả ngồi chờ trước TV để xem nó”, ông Andrew Lok, nhà sáng lập của Civilization, công ty thực hiện đoạn phim quảng cáo cho Pepsi cho biết.
"Đó là một loạt phim truyền hình dành cho gia đình được chiếu đi chiếu lại hàng năm, từ lúc bạn 5 đến 15 tuổi, bạn sẽ ở nhà buổi chiều để đón xem bộ phim trên TV, người người nhà nhà đều như vậy", ông Lok nói thêm.
Video là một phần của chiến dịch dành cho mùa lễ hội Tết Âm lịch của PepsiCo tại Trung Quốc, "Bring Happiness Home" (tạm dịch: Mang hạnh phúc đến mọi nhà) là một chiến dịch kéo dài 5 năm của Pepsico.
Nó là câu chuyện có thật về một cậu bé xuất thân từ một gia đình chuyên đóng vai vua khỉ từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nghệ sĩ biểu diễn Zhang Jinlai, thường được gọi là "ông sáu nhỏ", đã bị từ chối nhận vai do anh trai của ông đã đóng rất đạt, nhưng lại qua đời vì bệnh bạch cầu. Để được nhận vai diễn này, ông Zhang đã cật lực tập luyện và vượt qua rất nhiều thử thách, kể cả tật cận thị.
Một số phiên bản của đoạn quảng cáo này đã được đăng tải trực tuyến, nhưng phổ biến nhất là đoạn video dài 6 phút với hơn 15 triệu lượt xem trên trang Tencent, và những website khác. "Mọi người đang tìm kiếm lâu hơn và nhiều hơn về những gì liên quan đến đoạn video để xem và tại Trung Quốc, các phòng vé cũng đang bùng nổ vì cháy vé”, ông Lok nói.
Đây là một ý tưởng thú vị, và khác biệt là ở một đất nước mà các nhà tiếp thị có xu hướng nhấn mạnh sự mới mẻ và nổi tiếng, một quảng cáo với hình ảnh gợi nhớ về thập niên 80, diễn viên chính lại là một người trung niên nhưng vẫn gây được tiếng vang, ngay cả với những người trẻ.
Đối với một số người, bà Jin của PepsiCo cho biết, những quảng cáo gợi lên ký ức. Đối với những người khác, nó phản ánh về những gì nhiều người ở Trung Quốc đã lãng quên trong suốt những năm bùng nổ kinh tế - đó là di sản, nghề thủ công. Và hình ảnh chú khỉ nổi loạn cũng rất phù hợp với thông điệp thương hiệu của Pepsi - đó là tuổi trẻ và khát khao khám phá trải nghiệm những điều mới mẻ.
Phiên bản lon giới hạn của Pepsi - Nguồn: PepsiCoCác đoạn quảng cáo khác vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Các chiến dịch tích hợp phỏng vấn những người nổi tiếng, và một phiên bản lon giới hạn hình chú khỉ dễ thương bán trên trang web thương mại điện tử JD.com.
Đoạn quảng cáo được thực hiện bởi Civilization và ARKR – thành viên của Leo Group. Mindshare GroupM là đơn vị truyền thông, và BlueFocus lên kế hoạch PR. Chiến dịch còn tung ra đoạn quảng cáo dài 6 giây trên WeChat - ứng dụng di động phổ biến của Tencent.
Phạm Nhung / Ad Age
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn