Một năm sôi động của thị trường M&A tại Việt Nam
Nhiều thương vụ M&A đạt mức kỷ lục trong năm 2015 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên trong năm 2016 nhất là trong lĩnh vực dệt may, may mặc...
Trong năm 2015, nhờ chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhiều công ty nước ngoài đã tích cực gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Khối ngoại đã tích cực mua vào cổ phần trong các công ty lớn như Vinamilk và Mobifone, góp phần khiến cho thị trường M&A tại Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết với tổng giá trị các thương vụ đạt mức cao kỷ lục là hơn 4 tỷ USD.
"Đà tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam và sự tăng trưởng về quy mô của các doanh nghiệp Việt đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty nước ngoài tham gia với các giao dịch khối lượng lớn, và việc xây dựng quan hệ đối tác ngày càng trở nên hấp dẫn hơn", trưởng bộ phận thị trường sơ khai tại Credit Suisse là Rehan Anwer nhận định.
Trong năm 2015, tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 6,68%, mức nhanh nhất trong vòng 5 năm qua. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng trong khi nhiều nước láng giềng đang chịu ảnh hưởng đáng kể bởi giá hàng hóa sụt giảm và biến động tỷ giá tiền tệ.
Đặc biệt, một thương vụ M&A quy mô lớn vừa diễn ra gần đây là việc tập đoàn bia và đồ uống nổi tiếng của Thái là Singha đồng ý mua 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings - một công ty con của Tập đoàn Masan, và 33,3% cổ phần trong công ty đồ uống Masan Brewery. Tổng giá trị của thương vụ M&A này lên đến 1,1 tỉ USD, mức lớn nhất trong số các thương vụ M&A được công bố trong năm nay ở Việt Nam.
Ngoài ra, cũng trong năm 2015, kế hoạch thoái 45% vốn của nhà nước tại Vinamilk với trị giá 3,1 tỷ USD cũng đang thu hút hàng loạt nhà đầu tư và nhiều lời đồn đoán. Theo một số chuyên gia ngân hàng có hiểu biết về thương vụ này, cổ đông F&N (hiện đang giữ 11% cổ phần của Vinamilk) được sự hậu thuẫn của tỷ phú Thái Lan
Bước vào năm 2016, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A đình đám khác.
Bước vào năm 2016, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A đình đám khác, trong đó bao gồm kế hoạch thoái vốn trị giá 900 triệu USD của nhà nước tại Mobifone, cũng như dự định cổ phần hóa công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Tuy nhiên, đại diện của BSR cho biết vẫn chưa có cuối cùng về vấn đề này.
Ngoài ra trong năm 2016, hiệp định TPP dự kiến sẽ chính thức được thông qua, nên các lĩnh vực như dệt may, giày dép, cơ khí chắc chắn cũng sẽ thu hút nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài hơn trong năm 2015, thông qua việc nới room cho phép khối ngoại sở hữu tối đa 100% vốn cổ phần tại các công ty niêm yết, ngoại trừ một số lĩnh vực như bất động sản và giao thông vận tải.
Đối với ngành ngân hàng, chính phủ cũng cam kết nới room cho các nhà đầu tư ngoại được sở hữu tối đa 30% vốn cổ phần.
Đinh Hạnh / Reuters
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư