Gucci tự bình dân hóa mình vì chiến lược bán nhiều, bán rẻ

Kỷ nguyên phô trương sự đẳng cấp đã đi qua, giờ đây người tiêu dùng không còn mấy mặn mà với những chiếc túi thêu chình ình hai chữ G bên ngoài. Họ đã tinh tế và khéo léo hơn!

Không riêng gì Gucci, cả Louis Vuitton hay Prada đều đang đối mặt với những khó khăn mới mà người tiêu dùng đã quay ngoắt 180 độ chỉ trong vòng 2-3 năm nay.

Mới đây, hai nhãn hàng thời trang được tìm kiếm và yêu thích nhất đó là Adidas và Nike đã khiến nhiều người bất ngờ do những thương hiệu được yêu thích lâu năm như Chanel, Louis Vuitton, Zara hay Gucci đều tụt tít tắp phía sau.

Các cô gái đã mệt mỏi với những món đồ hàng hiệu nhanh chóng lỗi thời mà thay vào đó là những set đồ năng động, khỏe khoắn.

Vì thế, cả số lượt hashtag hay lượng followers đều có những thay đổi đáng kể trong năm nay.

Gucci tự bình dân hóa mình vì chiến lược bán nhiều, bán rẻ

Gucci kích cầu hàng loạt nên tầng lớp trung lưu cũng có thể sở hữu chúng

Năm ngoái, Gucci chỉ có hơn 4 triệu lượt hashtag và còn đứng sau cả Prada hay Burberry nhưng năm nay, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và giá mua đã khiến cho Gucci tăng đột biến lượt hashtag. Chưa năm nào nhãn hàng này lại giảm giá ồ ạt để kích cầu đến thế. Nguyên do là Gucci chi tiền mở hàng loạt cửa hàng sang trọng tại các thành phố lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Do đó, để thu hút khách hàng cũng như tăng doanh số khiến Gucci mạnh dạn kích cầu hàng loạt.

Đổi lại số lần hashtag xuất hiện dày đặc trên Instagram, facebook thì Gucci lại bị rớt hạng thảm hại. Một thương hiệu cao cấp nhưng đến tầng lớp trung lưu, bình dân cũng đều sở hữu được chúng.

Ngoài ra, các mặt hàng của Gucci, Vuitton hay Chanel luôn là đối tượng bị nhái hàng cao nhất. Vì thế, việc nhiều người sở hữu các loại túi trên đã khiến cho lượt hashtag cao đột biến. Trái với độ phủ sóng dày đặc, những khách hàng giàu có đích thực lại quay lưng lại với họ và dễ dàng rẽ vào những cửa hàng xa xỉ hơn để tránh đụng hàng và thể hiện đẳng cấp cao mà số đông khó với được.

Gucci tự bình dân hóa mình vì chiến lược bán nhiều, bán rẻ

Chanel luôn chuẩn bị hình ảnh và nội dung tốt nhất trước khi công bố trên các phương tiện truyền thông chính thống và sức thu hút của nó không những níu chân được các fan trung thành mà còn lôi kéo thêm những đối tượng tiềm năng sau này.

Còn Gucci luôn luôn nghèo nàn với những dòng giới thiệu ngắn gọn và hình ảnh đơn giản và những sự kiện nóng hổi, giật gân ngày một thưa thớt hơn đã khiến công chúng sớm nhàm chán và lơ là sự chú ý.

Sau một thời gian tăng trưởng quá nhanh quá nóng từ năm 2004, Gucci đã đến được với hàng chục triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới và độ nhận biết thương hiệu gần như phổ cập với công chúng. Cuộc chiến nội trong bên trong Gucci cũng đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với ban lãnh đạo mới để đánh thức một thương hiệu cao cấp đang dần bị mất giá và làm thế nào để vừa bán được hàng giá cao vừa nâng tầm được thương hiệu là nhiệm vụ hàng đầu của Gucci bây giờ.

Gucci tự bình dân hóa mình vì chiến lược bán nhiều, bán rẻ

Mặc dù số lượng người theo dõi gấp đôi nhưng Gucci lại bị “phớt lờ” không thương tiếc so với Michael Kors.

Có thể nói Gucci chưa tạo ra một mối liên hệ mật thiết hay thường xuyên tương tác với khách hàng khiến hàng chục triệu followers như “người vô hình” không like cũng chẳng comment.

Đáng chú ý ở đây là Kate Spade tuy lượng fan ít hơn cả chục lần so với Gucci nhưng số lượt comment dày đặc đến từ các chương trình khuyến mại, quà tặng miễn phí cho các thượng đế của họ.

Những năm gần đây, các thương hiệu xa xỉ “công du” đến Châu Á để mở rộng thị trường thì họ đang gặp phải khó khăn từ đối tượng khách hàng lạ lẫm này.

Gucci tự bình dân hóa mình vì chiến lược bán nhiều, bán rẻ

Bottega Veneta đang hút khách sộp từ các thương hiệu lâu đời

Nếu tâm lý tiêu dùng thay đổi phải mất 20-30 năm ở Mỹ thì nó chỉ mất 2-3 năm ở Châu Á. Những người giàu đang gia tăng chóng mặt và việc lựa chọn những món đồ phổ biến hay dễ bị nhái sẽ khiến đẳng cấp bị bào mòn. Họ nhanh chóng tìm đến những nhãn hàng đắt đỏ và độc đáo hơn.

Hoàng Hà
Nguồn Trí thức trẻ