Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Người Việt tiêu thụ lượng nước ngọt bằng một nửa trung bình thế giới. Trong khi đó, 95% doanh nghiệp sử dụng hương liệu công nghiệp để sản xuất nước giải khát.

Thị trường nước giải khát được chia làm hai ngành, có ga và không có ga. Tại Việt Nam, ngành này có sự tham gia của 135 doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn của nước ngoài như Coca-Cola, PepsiCo, URC hay những doanh nghiệp trong nước như Tân Hiệp Phát, Tribeco, Tân Quang Minh...

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Tổng doanh thu của ngành năm 2014 đạt gần 80.320 tỷ đồng, với lượng tiêu thụ hơn 2.200 triệu lít. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn 2011-2014 là 13,48%, nhưng sẽ giảm trong giai đoạn từ nay đến 2019, với tốc độ chỉ đạt 8,44%. Nguồn: Business Monitor International/VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Thị phần theo doanh thu của sản phẩm nước khoáng ngày càng thu hẹp, giảm từ hơn 40% (2013) xuống chỉ còn 5,4% (2014). Nước ép hoa quả, nước tăng lực, ngược lại, tăng trưởng rất mạnh, khoảng 8-9 lần chỉ trong một năm. Nguồn: Euromonitor/VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Người Việt tiêu thụ trung bình 23 lít nước giải khát một năm, trong khi mức trung bình của thế giới là 40 lít. Điều này cũng khiến thị trường nước giải khát của Việt Nam vẫn còn là miếng bánh ngon cho các doanh nghiệp khai thác. Nguồn: Business Monitor International/VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Tham gia thị trường khá muộn (từ năm 2006), nhưng Tân Hiệp Phát tăng tốc rất nhanh. Năm 2013, thị phần tiêu thụ của nhãn hàng này chiếm tới 22,65%, PepsiCo chiếm 25,5%, Coca-Cola Việt Nam giữ 10,5% thị phần, còn lại là của các nhãn hiệu khác. Nguồn: VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Về thị phần năm 2012, sản phẩm Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát chiếm 35,7%, tiếp theo là C2 (URC) chiếm 22%; Dr Thanh (Tân Hiệp Phát) giữ 13% và nước trà A Nuta Green Tea (Tân Quang Minh) chiếm 2%. Tuy vậy, theo điều tra thi trường của W&S, C2 của URC mới là nhãn hiệu được nhận diện tốt nhất trên thị trường trà xanh Việt Nam, với hơn 93% người được hỏi đã từng sử dụng trong quá khứ. Nguồn: VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Về lý thuyết, chu trình sản xuất một chai trà xanh mất khoảng 19-20 phút. Vỏ chai trà xanh phải chịu được nhiệt độ 100 độ C mà không móp méo, và chỉ được sử dụng một lần, khác với nước ngọt có ga, khi chỉ có nắp, nút và chai nhựa loại dưới 10 lít không được tái sử dụng. Tuy vậy, thời gian qua, rất nhiều sản phẩm nước giải khát xảy ra sự cố xuất hiện vật thể lạ trong chai nước.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Đường chiếm 60-70% giá thành sản xuất của các sản phẩm nước giải khát. Nguồn: VietinbankSC.

Chiếc bánh thị trường nước giải khát của Tân Hiệp Phát

Tiếp theo là hương liệu, chiếm 20%. Để sản xuất 1.000 lít nước ngọt, các doanh nghiệp sẽ sử dụng 1 kg hương liệu. Tribeco tiết lộ, 95% doanh nghiệp sản xuất sử dụng hương liệu công nghiệp để sản xuất nước giải khát, bao gồm cà phê, trà xanh, trà đen, sen, nhài, bông cúc, các loại hương hoa quả... Nguồn: VietinbankSC.

Nguồn Zing News