Tử huyệt của Google

Triết lý “10x” đang hiện diện khắp mọi nơi trong Google. Nhưng đây đôi khi cũng là điểm yếu chí tử gây nên thất bại cho các sản phẩm chủ chốt của họ thời gian gần đây.

“Phần lớn công việc của tôi là làm mọi người tập trung vào những thứ không chỉ lớn dần lên”, CEO Larry Page từng tuyên bố như thế vào năm 2013.

Theo đuổi những ý tưởng lớn thay vì chỉ đơn giản vượt qua đối thủ chính là điều tuyệt vời nhất thu hút mọi người muốn làm việc cho Google

Những dự án tham vọng nhất của Google, như xe tự lái, khinh khí cầu Internet, và robot nam châm có thể tìm kiếm bệnh trong cơ thể... được hình thành cũng nhờ tư tưởng đó.

Cũng chính tâm lý 10x đã dẫn đến sự ra đời của 2 sản phẩm thành công vang dội Gmail, Google Street View cho đến thời điểm này nhưng lại bị cho là điên rồ khi mới ra đời.

Tử huyệt của Google

Thay vì cải thiện thứ gì đó thêm 10%, Google cố gắng triển khai các dự án tốt hơn 10 lần so với bất kì dự án nào khác.

Ngay từ đầu, phiên bản bộ máy tìm kiếm ban đầu của Google do Page thiết kế tại Stanford cũng biểu hiện tư tưởng 10X khi muốn thâu tóm toàn bộ nội dung của thế giới web khi đó.

Nhưng tư tưởng 10X cũng chứa đựng mặt tối của riêng nó.

Xa rời thực tế

Một cựu lãnh đạo Google từng cho biết tư tưởng 10x, vốn được những lãnh đạo hàng đầu bao gồm CEO Larry Page ủng hộ, cũng có 2 mặt. “Một mặt tràn đầy năng lượng và mặt còn lại hoàn toàn vô dụng”.

“Công việc của Larry là chỉ ra những điều bạn chưa nghĩ tới, vì thế anh ta phải xa rời thực tế đôi chút”, ông nói.

Chẳng hạn như khi phát triển ý tưởng kính áp tròng thông minh, tư tưởng này rất có ích. Nhưng lại cực kỳ nguy hiểm khi áp dụng vào những sản phẩm không cần thiết.

Ví dụ, khi Google thiết kế điều khiển từ xa cho Google TV, Page cho rằng không có sản phẩm mẫu nào chứa đựng đủ tham vọng.

“Tại sao nó không có màn hình để bạn vẫn xem được TV khi đi vệ sinh? Tại sao không có con chuột, bàn phím?”, Page đặt câu hỏi.

Khi nhóm phát triển tranh luận rằng điều khiển TV thì không cần những chức năng đó, Page vẫn muốn đưa vào những tính năng mà không có bất kỳ điều khiển TV nào có được.

Logitech là đối tác sản xuất thiết bị Google TV đầu tiên. Mặc dù Page không hài lòng về màn hình, nhưng bộ điều khiển vẫn có bàn phím và một nút điều hướng lớn.

Tử huyệt của Google

Bộ điều khiển Logitech mini dành cho Google TV.

“Thật kì quái”, cựu lãnh đạo này nói, “Một chiếc điều khiển mà không ai có thể hiểu. Nhưng anh ta là nhà sáng lập – bạn không thể nói với anh ta đang bị điên”.

Và Google TV cũng không đạt bất cứ thành tựu nào cho tới khi kết hợp vào Chromecast.

Nhìn quá xa và muốn quá nhiều

Và đó không phải là sản phẩm duy nhất bị thêm vào những tính năng không cần thiết.

Những cựu nhân viên khác còn kể ra một số ví dụ nữa:

Kính. Thất bại bởi vì ban lãnh đạo không muốn Google Glass chỉ là một sản phẩm dành cho thị trường ngách. Họ muốn đây là sản phẩm mọi người sẽ dùng hàng ngày.

“Con người sẵn sàng móc túi hàng ngàn USD để thoát khỏi cặp kính cận, ngay cả một Google Glass hợp thời trang và thật lộng lẫy cũng sẽ không thể thay đổi điều đó”, một cựu nhân viên khẳng định.

Google đã phải rút Google Glass khỏi thị trường, mặc dù vẫn cung cấp hỗ trợ cho người dùng doanh nghiệp, nơi duy nhất mà thiết bị này có chút thành tựu.

Helpouts. Google ra mắt Helpouts vào năm 2013, là một nền tảng để cho mọi người chỉ dạy nhau trong thời gian thực thông qua trò chuyện video.

Các chuyên gia cung cấp tất cả mọi hướng dẫn như các làm lành, tập luyện thói quen cá nhân, học đàn ghi-ta Hawaii và cả liệu pháp điều trị.

Có quá nhiều lĩnh vực khiến cho việc tìm kiếm một chuyên gia nào đó giống như đi mò kim đáy biển.

Helpouts thất bại đơn giản chỉ vì tham vọng với quá nhiều thứ. Kết cục là dự án đã bị đóng cửa vào tháng 2/ 2015.

Express. Dịch vụ chuyển phát nhanh Google Express luôn được đang chuyên gia dự báo cũng sẽ gánh lấy kết cục thất bại vì quá ôm đồm. Không như AmazonFresh được thử nghiệm trước tiên với dòng hàng tiêu dùng hoặc DoorDash bắt đầu với mảng thực phẩm, Google Express muốn triển khai khắp các ngành hàng từ đầu trong cùng thời điểm. Điều được xem như bất khả thi.

Tử huyệt của Google

Ảnh: Ken Wolter / Shutterstock. Nguồn: SF Weekly

Google từng có thể đánh bại Pinterest. Một sản phẩm giống như Pinterest đã bị khai tử bởi vì Page nghĩ nó không đủ tham vọng. “Larry sẽ dập tắt ngay những thứ có vẻ không đủ lớn”, một cựu nhân viên Google cho biết. Giờ, Google đã lỡ cơ hội có chân trong mảng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh.

Google Plus cũng đi theo con đường đó. Ngay từ đầu, Google Plus được xem như một thực thể hoàn toàn độc nhất, được định vị giúp việc trở nên cá nhân và mang nhiều giá trị hơn. Nhưng Google lại luôn bị ám ảnh bởi Facebook.

Nhiều người đã cho rằng đáng lẽ trong trường hợp này Google nên áp dụng triệt để tư tưởng 10X. Và kết cục không rõ ràng trong ý tưởng và chiến lược đã khiến Google Plus mắc kẹt và xung đột với những sản phẩm sẵn có, khiến Google buộc phải ra quyết định chia nhỏ Plus. Lại thêm một dự án ra đi.

Khi tìm kiếm và quảng cáo vẫn chiếm hơn 90% doanh thu và những dự án trên trời của Google vẫn còn chưa thấy triển vọng đem lại dòng thu nào, chỉ cần cải thiện đôi chút tư tưởng thì Google sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thường những gì tốt nhất thường có khởi đầu rất khiêm tốn. Vì thế, nếu cứ nhìn mọi việc dưới triết lý 10X, chỉ chăm chăm tập trung tìm kiếm những điều vĩ đại thì Google sẽ tiếp tục bỏ qua những cơ hội lớn kế tiếp.

Ngọc Quý
Nguồn Biz Live