Thăng tiến trong nghề nghiệp: Cách nghĩ để thành công (Phần 1)
Brian Fetherstonhaugh, CEO của OgilvyOne toàn cầu, đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ và nói về nghề nghiệp. Trong bài viết này, ông sẽ cho chúng ta biết kế hoạch chi tiết cho mỗi giai đoạn trong toàn bộ sự nghiệp.
Trải qua 35 năm làm việc tại các công ty toàn cầu, tôi chứng kiến hàng ngàn vòng quay sự nghiệp, từ những bước đầu tiên của nấc thang sự nghiệp cho tới những hành trình dài của 500 CEO trên Fortune.
Những gì tôi thấy là: Hầu hết mọi người đều có những cách tiếp cận sai trong công việc. Họ nghĩ về bước tiếp theo ngay lập tức, không nghĩ về đường dài. Họ coi sự nghiệp là một cuộc chạy nước rút, thật ra nó lại là một cuộc chạy marathon đường trường dài hơn 40 năm. Họ tập trung để thăng tiến ngắn hạn hơn là có những lựa chọn tuyệt vời khi cái tuổi 40, 50 của họ trở thành một vấn đề.
Tôi đã suy nghĩ về sự nghiệp trong nhiều thập kỷ và cũng đã giảng dạy vấn đề này tại các trường như Yale, MIT, Harvard, Columbia, McGill và NYU hàng chục năm qua. Có một vài điều mà bạn không hề nghĩ tới khi nhắc tới sự nghiệp của mình, lẽ ra bạn phải nghĩ tới nó.
Phần 1: Bắt đầu với bài toán sự nghiệp
Đầu tiên, chúng ta hãy làm vài phép tính để hiểu đúng về hoạch định sự nghiệp.
1. Lấy số tuổi nghỉ hưu là trừ đi số tuổi của bạn, kết quả là số năm bạn còn tính đến khi nghỉ hưu. Tất nhiên, không ai nghỉ hưu sớm hơn, hầu hết mọi người đều sốc với con số này. Nếu bạn vào độ tuổi 25-30, bạn có khoảng 35 năm tới khi sự nghiệp của bạn kết thúc. Nếu bạn 40 tuổi, thời gian còn lại của bạn vẫn còn hơn một nửa số năm đến khi nghỉ hưu.
2. Bạn mất bao nhiêu giờ để trở nên xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó?
Trong cuốn sách Outliers (Những kẻ xuất chúng), Malcolm Gladwell đã nghiên cứu về các ngôi sao ở nhiều lãnh vực như thể thao, âm nhạc, nghệ thuật và kinh doanh. Ông ước tính mất khoảng 10.000 giờ nổ lực, rèn luyện và thực tập để trở nên xuất sắc. Điểm mấu chốt là tài năng vốn có là không đủ. Chỉ số IQ, khả năng bẩm sinh, biệt tài không phải là vấn đề, cần để thành công cần phải làm việc cần mẫn và siêng năng.
3. Bạn tích lũy được bao nhiêu phần trăm tài sản sau tuổi 40?
Đa số mọi người cho rằng khoảng 60%. Những người trẻ tuổi thường đoán con số là 40%. Câu trả lời thực sự là 90%. Phần lớn tài sản của bạn có được sau tuổi 40. Lí do rất đơn giản. Thứ nhất, như ta thấy ở câu hỏi đầu tiên, trước 40 tuổi, bạn có nhiều thời gian hơn sau 40 tuổi và ở giai đoạn đó công việc của bạn thường có lương cao. Thứ hai, bạn thích kết quả quyền lợi kép mang lại. Và thứ ba, chi phí sinh hoạt ngày càng giảm khi các khoản thế chấp mua nhà và phí nuôi dưỡng con cái bớt dần. Thật ra tài sản cá nhân có thể sụt giảm vào những năm sau này (nhất là khi bạn 80 tuổi vì các chi phí y tế), thế nhưng điểm mấu chốt là phần lớn sản nghiệp của bạn sẽ được tạo ra vào những năm sau tuổi 40, 50, thậm chí là 60. Đa số đều quên mất điều này.
4. Bạn có bao nhiêu bạn bè trên Facebook và LinkedIn?
Mục đích của câu hỏi này là để biết mối quan hệ xã hội và công việc mọi người nghĩ là họ có. Câu trả lời cho câu hỏi này mà tôi nhận được luôn ở “hàng trăm” và thường là “hàng ngàn”, nhất là với những người trẻ tuổi. Nhiều người nghĩ rằng yếu tố then chốt của một sự nghiệp thành công là có nhiều mối quan hệ xã hội. Nhưng câu trả lời đó không phải là tất cả.
5. Bạn nghĩ bạn sẽ gặp được bao nhiêu người trong “công việc mơ ước”, những người thật sự thay đổi sự nghiệp và cuộc sống của bạn?
Tất nhiên, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, nhưng tôi sử dụng nó để so sánh và đối chiếu với câu hỏi bên trên. Theo kinh nghiệm cá nhân, khi nhìn lại những chặng đường nghề nghiệp lâu dài tại những buổi lễ ghi nhận công lao hay tiệc nghỉ hưu, mọi người thường tập trung vào một vài cá nhân đã tạo nên dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp của họ. Họ không nói là “Tôi rất cám ơn 1.632 bạn bè trên LinkedIn của tôi”, mà họ nói rằng “Có ba (hoặc bốn, hoặc là năm) người đặc biệt đã biến mọi thứ thành có thể”.
Điểm mấu chốt là tài năng vốn có là không đủ. Chỉ số IQ, khả năng bẩm sinh, biệt tài không phải là vấn đề, cần để thành công cần phải làm việc cần mẫn và siêng năng.
Tất cả chúng ta đều phát hiện ra những người cho chúng ta bài học trong suốt sự nghiệp của mình, những người đó trở thành những người tư vấn, thầy giáo và người ủng hộ ta. Họ là người đấu tranh cho chúng ta và nói những điều tử tế sau lưng ta. Họ cho chúng ta công việc và tưởng thưởng ta. Họ như là đôi cánh cho sự nghiệp, như một bàn tay vô hình thúc đẩy chúng ta tiến lên. Mọi người hỏi tôi, “Tôi tìm những người này ở đâu và làm thế nào để tôi học hỏi họ?” Cách tốt nhất là hãy kiên nhẫn và cởi mở, khi bạn phát hiện ra một “quý nhân”, hãy cảm kích và nuôi dưỡng mối quan hệ đó.
Ở độ tuổi 20, mọi người có lẽ có ít nhất một cố vấn cho cuộc sống của mình. Ai là người khuyên nhủ bạn chọn trường Đại học? Ai là người đề xuất công việc đầu tiên cho bạn hoặc đề cử bạn thăng chức? Theo thời gian, thêm một cố vấn như thế sẽ xuất hiện và đôi khi một số khác sẽ mất đi, nhưng hãy luôn luôn nhớ rằng, ngoài kia một người nào đó luôn tồn tại trong một phần cuộc sống của bạn.
Khi bạn tìm thấy một cố vấn hay một “tư tưởng gia”, điều quan trọng là hãy cảm kích họ và gìn giữ mối quan hệ với những người này. Thường xuyên để họ biết bạn đang làm gì, chia sẻ những thành công và thất bại với họ, tham vấn lời khuyên và nhớ rằng, đối với cố vấn của bạn, trao đổi thông tin như thế không phải là một gánh nặng, đó là sự tán thưởng.
Vậy bài toán sự nghiệp này ý có nghĩa gì?
Bài toán sự nghiệp cho ta thấy một kết quả lớn lao và tuyệt vời, sự nghiệp là một hành trình xuyên suốt, thông thường kéo dài hơn 40 năm. Đa số mọi người ước tính tính sự nghiệp của họ ngắn hơn và thường bỏ lỡ nhiều cơ hội. Như một vận động viên marathon, bạn cần có tham vọng, kế hoạch, sự chuẩn bị và giác quan linh hoạt. Bạn cần sự nuôi dưỡng và đổi mới trong suốt chặng đường, sự dẫn dắt để vượt qua những tổn thương và khó khăn không thể tránh khỏi, và người ủng hộ là điều không thể thiếu.
Đối với tôi, những sự nghiệp thành công được thể hiện trong ba chương, mỗi chương kéo dài 15 năm. Mỗi giai đoạn đều khác nhau và chiến lược sự nghiệp của bạn cần được phát triển trong suốt cuộc hành trình.
Giai đoạn 1: Nạp năng lượng
Giai đoạn 2: Phát triển thế mạnh của bạn
Giai đoạn 3: Chuyển giao
Brian Fetherstonhaugh / Brands Vietnam
Nguồn Fast Company & Inc