Top 5 thảm họa PR của Châu Á
Như mọi năm, chọn lựa các trường hợp tai tiếng nghiêm trọng về PR luôn gây tranh cãi dữ dội nhưng chúng tôi đã thống nhất chọn ra 5 tình huống đặc biệt lộn xộn.
Dù cố ý hay tự phát ngoài tầm kiểm soát, những tình huống này đã khiến cho các tổ chức cũng như thương hiệu có liên quan phải rất vất vả để thanh minh và tìm mọi cách để giảm thiểu thiệt hại.
Bước đi sai lầm của GrabTaxi về “Ung thư vú”
Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về ung thư vú đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi một slogan trong tình huống rất nhạy cảm. “Love boobs? So does cancer” đã không hiệu quả trên Twitter và buộc GrabTaxi phải xin lỗi. Công ty cũng nghĩ rằng chiến dịch #GrabltBeatlt có tiêu đề hợp lý và đặt tên một video trên YouTube là “What if boobs don’t exist?” (tạm dịch: Nếu không có ngực thì sao?). Ước gì chưa bao giờ có chiến dịch này.
Toyota mất trưởng bộ phận truyền thông bởi một toa thuốc
Mất đi trưởng bộ phận truyền thông vì scandal liên quan đến thuốc quả thật là một thảm họa. Đó là chuyện đã xảy ra vào đầu năm nay tại Toyota Nhật Bản. Bà Julie Hamp đã từ chức sau khi 57 viên thuốc có chứa oxycodone (được xem là chất gây mê ở Nhật) được tìm thấy trong hành lý của bà gửi cho chính mình từ Mỹ. Bà Julie đã được thả mà không phải đóng phạt.
Taco Bell tái xuất ở Nhật: Lạc lối ngôn ngữ
Nhiều người cho rằng việc làm thiết thực nhất để tái gia nhập vào thị trường chủ lực là thông báo việc xuất hiện trở lại của bạn bằng ngôn ngữ của chính quốc gia đó. Vậy mà Taco Bell đã lơ là điều này với thị trường Nhật Bản khi dịch “Crunchwrap Supreme-beef” thành “Supreme Court Beef” (Supreme Court: Tòa án Tối cao) và “cheesy chips” được dịch là “yasuppoi” chips, vốn làm cho người nghe liên tưởng đến chất lượng nghèo nàn. Một ngày dài trên Twitter và Taco Bell tạm thời đóng trang web tiếng Nhật của họ.
Một poster về sức khỏe tại Indonesia nói rằng: Hắt xì làm lây lan HIV
Sự bức xúc kéo dài nhiều giờ trên Twitter. Làm thế nào mà Bộ Y tế Indonesia lại nhầm lẫn khi nói rằng HIV có thể lây lan qua việc hắt xì, bơi lội, và muỗi chích trong hàng trăm poster đã in ra và phân phát. Các poster được dán trên tàu hỏa ở Jarkata với một từ quan trọng bị thiếu đã khiến cho nội dung chuyển từ “không thể / can’t” thành “có thể / can”. Bộ trưởng nói rằng đó là sai lầm của công ty in ấn và đã nhanh chóng cho hạ tất cả poster này xuống. Thế nhưng khủng hoảng vẫn đến tới bộ phận chịu trách nhiệm không chỉ vì phá vỡ quan niệm chung mà còn thể hiện sự kỳ thị.
Delhi cấm Uber vì nạn cưỡng hiếp
So với mọi cuộc thảo luận xung quanh sự xuất hiện của Uber cũng như việc cấm hay cho phép ở các quốc gia, đề tài đáng lo ngại nhất là an ninh của hành khách. Tháng 12 năm ngoái, Thành phố Delhi đã cấm Uber hoạt động sau khi một tài xế của hãng cưỡng hiếp một nữ hành khách. CEO Travis Kalanick nói rằng biến cố này thật kinh khủng và công ty sẽ làm tất cả mọi thứ để đưa kẻ phạm pháp ra công lý. Tuy nhiên, tổn thất hãng đã xảy ra nặng nề.
Brands Vietnam
Nguồn Campaign Asia