8 đoạn quảng cáo hiệu quả nhất trong năm 2015
Yêu cầu 1 người nào đó click vào quảng cáo trên Internet ư? Phần lớn câu trả lời sẽ là "Không". Thật sự theo số liệu từ Google thì tỉ lệ click vào đường dẫn quảng cáo tại Mỹ chỉ đạt khoảng 0,06%. Chính vì thế, việc tạo ra những đoạn quảng cáo hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Để vinh danh những quảng cáo sáng tạo và hiệu quả nhất, Cục quảng cáo thuộc Trung Tâm Thương Mại của Mỹ đã tổ chức 1 giải thưởng thường niên có tên "Global Insights Report: What Works and Why".
Chọn ra 24 chiến dịch quảng cáo từ khắp nơi trên thế giới, các thương hiệu lớn như Heineken, Puma và nhiều hơn thế. Mỗi bài dự thi sẽ được đánh giá bởi các tên đội ngũ tên tuổi trong ngành quảng cáo và các cơ quan tiếp thị. Quảng cáo được xếp hạng theo độ hiệu quả về mặt thương mại cũng như ý nghĩa truyền tải đằng sau chúng.
Dưới đây là 8 quảng cáo xuất sắc nhất trong năm 2015 được chọn ra mới đây, hãy tìm hiểu xem tại sao chúng mang lại thành công cho các doanh nghiệp.
1. "America is Beautiful" - Coca-Cola
Ban đầu, đây là 1 đoạn quảng cáo được phát trong trận bóng Super Bowl của Coca-Cola. Nhờ sức hút của môn bóng bầu dục, chỉ trong 2 ngày nó đã lan tỏa cực mạnh trên Facebook với phản ứng đa chiểu, cả tích cực và tiêu cực khi xem "America is Beautiful".
Bài hát trong đoạn quảng cáo được hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phản ánh sự đa sắc tộc, đa dạng về văn hóa của nước Mỹ, có cả những người Mỹ bản xứ, nhưng người nhập cư, cộng đồng LGBT hay cả các cao bồi Miền Tây. Coca-Cola còn cho phép mọi người tạo ra video của riêng họ theo chủ đề này dựa vào các dữ liệu của họ trên Facebook.
Theo David Roman, phó chủ tịch cao cấp và giám đốc tiếp thị của Lenovo, chiến dịch này của Coca-Cola tạo ra sự kích thích mạnh mẽ về cảm xúc của nhiều cộng đồng tại Mỹ, như những người nhập cư hay LGTB. "Nó cũng phản ánh hoàn hảo về nước Mỹ, một xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Và trên hết, người dân có thể thấy được sự công bằng qua đó, và Coca-Cola thể hiện rằng họ quan tâm tới tất cả mọi người, chứ không phải riêng một nhóm khách hàng mục tiêu nào". Đó là lí do mà chiến dịch này thành công mỹ mãn.
2. "Search GPS" - RIP CURL
Đoạn quảng cáo ngắn để quảng bá sản phẩm smartwatch mới của Rip Curl đã tạo ra 1 hiệu ứng truyền thông tại Australia. Hãng đã rất khôn khéo khi hướng sản phẩm của mình tới đối tượng là những người đam mê môn lướt sóng, môn thể thao vô cùng phổ biến tại Australia. Với khả năng cung cấp các chỉ số về quá trình "cưỡi sóng" của người chơi cũng như khả năng theo dõi sức khỏe, chiếc smartwatch này đã đánh bại mọi đối thủ khác tại sân nhà Australia. Đoạn quảng cáo được đầu tư và tỏ ra vô cùng hiệu quả khi nhờ nó mà Rip Curl nhận được tới hơn 30.000 đơn đặt hàng trong tuần đầu tiên ra mắt.
Theo Mike Zeeederberg, ban giám khảo cuộc thi "Rip Curl GPS mang tới cho người dùng các chức năng cơ bản của 1 chiếc smartwatch kết hợp vòng tay theo dõi sức khỏe, thêm vào đó là khả năng hướng dẫn rất trực quan trong việc luyện tập môn lướt sóng". Đoạn quảng cáo trên thể hiện được khả năng định hướng tới khách hàng mục tiêu và tạo ra doanh thu thực tế, và số lượng sản phẩm được bán ra đã cho thấy hiệu quả của video quảng cáo này tới mức nào.
3. "Turn Off to Turn On" - Durex
Tiêu đề có nghĩa "Hãy tắt đi để bật lên", video quảng cáo của Durex đã tạo ra 1 hiệu ứng lan tỏa cực rộng trên mạng internet khi phản ánh đúng thực trạng "nghiện internet" của chúng ta. Các cặp đôi đôi lúc quên mất người ngồi đối diện mình khi chỉ tập trung vào các sản phẩm giải trí số. Với mục đích "khởi động lại" mối quan hệ, Durex mong rằng chúng ta hãy tạm tắt đi các thiết bị điện tử và quan tâm tới nhau nhiều hơn. Với hơn 85 triệu lượt xem và 97,8% phản hồi tích cực, đây xứng đáng là 1 trong những đoạn quảng cáo ý nghĩa và hiệu quả nhất trong năm 2015.
Giám đốc sáng tạo của UK & MENA tại DigitasLBI, ông Simon Gill nhận xét "Cả sự đầu tư lẫn những yếu tố đơn giản đã tạo nên 1 chiến dịch quảng cáo vô cùng ấn tượng. Bỏ qua các yếu tố nhạy cảm mà sản phẩm của Durex thường gặp phải, thông điệp ý nghĩa mà hãng mang lại đã chạm tới trái tim của nhiều người xem. Kết hợp với hình ảnh tắt đèn của chương trình Giờ Trái Đất, Turn Off to Turn On trở nên vô cùng sống động so với 1 đoạn quảng cáo thông thường".
4. "Scandal Shave" - Gillette
Bắt nguồn từ đoạn video của nữ diễn viên Trung Quốc Cao Viên Viên đăng tải lên mạng internet, khi cô này giúp 1 người đàn ông cạo râu. Ngay lập tức diễn viên họ Cao vướng vào sự rắc rối của giới truyền thông khi hình ảnh của cô trở thành "good girl gone bad". Nắm bắt cơ hội này, hãng dao cạo râu Gillette đã liên hệ và đưa Cao Viên Viên trở thành đại diện truyền thông cho mình. Đây là lần đâu tiên Gillette thuê 1 nữ diễn viên để đại diện cho hãng. Một cuộc thi cạo râu được tổ chức, và người chiến thắng sẽ được Cao Viên Viên cạo râu cho. Hơn 237 triệu người đã tham gia trong vòng 2 tuần và mang lại doanh thu cao nhất trong lịch sử mà Gillette từng đạt được.
Ông Peter Shen, giám đốc sáng tạo của Cheil Opentide Bắc Kinh cho biết "Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường, nơi mà truyền thông qua mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn tới quảng bá các sản phẩm. Đặc biệt khi có hiệu ứng của người nổi tiếng, độ phủ của thương hiệu sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ".
5. "Sound of Honda" - Honda
Hãng ô tô đến từ Nhật Bản đã tiến hành ghi lại âm thanh của đội đua McLaren Honda trong cuộc đua năm 1989 và lưu trữ tới tận bây giờ. Sử dụng đèn LED và laser để ghi lại chuyển động của xe đua Honda cũng như âm thanh mà nó tạo ra. Dù khá đơn giản, nhưng đoạn quảng cáo này trở thành video được xem nhiều nhất trong lịch sử công nghệ ô tô Nhật Bản.
"Nhờ việc mang lại những trải nghiệm của lịch sử, Honda khiến người xem cảm thấy bồi hồi và phấn khích qua hình ảnh những chiếc xe đua. Chính sự phát triển của động cơ và tinh thần của môn đua xe Công Thức 1 đã tạo nên sự thành công của video quảng cáo này" - Tim Cheng, giám đốc sáng tạo của Tập Đoàn DDB Thượng Hải.
6. "#SHARETHESOFA" - Heineken
Chia sẻ ghế sofa ư? Đó chính là tên chiến dịch mùa bóng đá của Heineken. Lấy hình ảnh chiếc ghế dài ở phòng khách, là nơi mà các quý ông thường cùng nhau ngồi xem bóng đá và chia sẻ với nhau nhiều thứ hơn thế. Trên mạng xã hội, hashtag #ShareTheSofa đã lan truyền với tốc độ cực nhanh, khi người hâm mộ sử dụng hashtag này kèm với 1 câu hỏi, chính các cầu thủ nổi tiếng sẽ trả lời câu hỏi đó của họ. Chiến dịch này lan truyền tới 1,2 tỷ người ở 92 quốc gia, giúp doanh số của hãng tăng tới 7% sau đó.
Lí giải về thành công này của chiến dịch, giám đốc chiến lược và phát triển tại Havas Media Group Italy cho biết: "#ShareTheSofa nắm bắt được tâm lý của những người hay xem thể thao qua TV. Tạo nên 1 chương trình bóng đá thời gian thực, các câu hỏi được thu thập trên mạng xã hội thông qua hashtag có sẵn, các cầu thủ nổi tiếng sẽ trực tiếp trả lời người hâm mộ thông qua màn hình nhỏ".
7. "#AnAdjectiveForMessi" - Pepsi
Messi hiện đang là 1 trong những cầu thủ đắt giá nhất hành tinh, với lối chơi đẹp mắt của mình, cầu thủ người Argentina này được miêu tả bởi những lời ngợi khen như "không thể cản phá" hay "thiên tài". Nhưng có vẻ những tính từ đó chưa thể hiện được tất cả về siêu sao này.
Pepsi khởi động chiến dịch quảng cáo với hashtag #unadjetivoparamessi (một tính từ dành riêng cho Messi). Có tới 300.000 từ trong tiếng Tây Ban Nha và không có 1 từ ngữ nào phù hợp, vì thế người ta quyết định tổ chức 1 cuộc thi sáng tạo tính từ mới dành riêng cho cầu thủ này. Với hơn 11.000 người tham gia, cuối cùng tính từ phù hợp nhất đã được tìm ra "immessionate" (Kết hợp của Messi và Tuyệt Vời trong tiếng Tây Ban Nha). Chủ nhân của tính từ này đã nhận được 10,5 triệu USD tiền thưởng, cũng như từ mà anh nghĩ ra sẽ được in trong từ điển.
Mariano Dorfman, phó chủ tịch của Creativo Icolic cho biết: "Ở Argentina, bóng đá là 1 niềm đam mê và hơn thế nữa. Nói về một thần tượng thể thao như Messi, đó là 1 đề tài bất tận, đặng biệt trong việc xây dựng hình ảnh quảng cáo. Cộng với sức lan truyền của mạng xã hội, chiến dịch quảng cáo này đã thành công mỹ mãn".
8. "Power Sleep" - Samsung
Một chiến dịch thiết thực của tập đoàn công nghệ Hàn Quốc khi họ tung ra 1 ứng dụng trên điện thoại Android có tên là Power Sleep. Thực chất đây là 1 ứng dụng báo thức, nhưng điều nó làm được khi bạn ngủ đáng giá hơn rất nhiều. Mỗi chiếc điện thoại sử dụng Power Sleep sẽ giúp xử lý các dữ liệu để nghiên cứu ung thư và gửi về server của Samsung.
Ngay lập tức, ứng dụng này đã đứng đầu chợ ứng dụng ở nhiều quốc gia. Theo ước tính, đã có 180.000 người tham gia và giúp phân tích 1 triệu MB dữ lệu cho nghiên cứu.
Đánh giá về tính hiệu quảng của "Power Sleep", Stefan Rasch, giám đốc điều hành của Screenagers và IAB cho biết ": Đây là 1 việc khá đơn giản, và hầu hết mọi người đều vui vẻ tham gia. Nhờ thế, ứng dụng của Samsung tiếp cận được với nhiều người dùng hơn. Ngoài tính lan truyền và quảng cáo, dự án này cũng mang lại những giá trị thiết thực cho con người, khi mà bệnh ung thư là 1 trong những vấn đề nhức nhối nhất trên toàn cầu".
Dee Tee / BI
Nguồn Trí thức trẻ