Bài học bản quyền từ Startup Grooveshark

Grooveshark nghĩ rằng mình có thể tồn tại mãi mãi, nhưng nền công nghiệp thu âm có những ý tưởng khác.

Ngay cả khi mọi thương hiệu thu âm đồng loạt kiện Grooveshark vì vi phạm bản quyền vào năm 2011, công ty vẫn từ chối thừa nhận khả năng phá sản.

“Có những báo cáo mà tôi nghĩ rằng khá buồn cười về sự sống còn của chúng tôi” – Sam Tarantino, đồng sáng lập kiêm CEO của Grooveshark chia sẻ trong cuộc phỏng vấn dài hồi năm 2013. Chúng tôi đã ngồi trong văn phòng bé tẹo của công ty trước một quán rượu vô danh ở New York, nơi nhiều nhân viên đã bị cắt giảm vì chi phí pháp lý của công ty vẫn còn rải đầy trên bàn. “Tôi lã làm công việc này từ 2006, chúng tôi sẽ không đi đâu cả” – Tarantino nói thêm.

Gần 2 năm sau khi Tarantino tự tin khẳng định Grooveshark đã bám vững ở đây, mọi thứ vỡ lỡ. Công ty bị vướng vào vụ kiện có thể đe dọa sự sống còn. Toà đã tuyên án buộc công ty phải trả 736 USD hoặc hơn để bồi thường thiệt hại cho mỗi bài hát do nhân viên của Grooveshark tải lên, bao gồm cả Tarantino, bị cáo buộc vi phạm bản quyền. Con số bài hát bị xem là vi phạm lên đến gần 5.000 bài.

Bài học bản quyền từ Startup Grooveshark

“Mặc dù có ý tốt nhưng chúng tôi đã phạm sai lầm rất nghiêm trọng” – Grooveshark chia sẻ trong một tuyên bố hối lỗi trên trang web riêng của mình và thông báo đóng cửa hoàn toàn đầy bất ngờ - “Chúng tôi đã không đảm bảo đầy đủ giấy tờ từ các của quyền sở hữu đối với một lượng lớn các bài hát trên trang dịch vụ. Đó là điều sai trái. Chúng tôi xin lỗi mà không có bất kì lời bào chữa nào.”

Tarantino cho biết ông không thể có bình luận khác ngoài tuyên bố đó, có lẽ là do cân nhắc về việc giải quyết pháp lý với các nhãn hàng.

Điều ngạc nhiên nhất về Grooveshark là khoảng thời gian duy trì dài hoạt động của họ. Khởi nghiệp từ năm 2006 trong kỉ nguyên trước iPhone, trong suốt quá trình dài và đầy chật vật của giai đoạn chuyển tiếp từ việc tải về trái phép đến bị xử phạt của nền công nghiệp âm nhạc, Spotify luôn đa dạng nguồn âm nhạc. Spotify và Beats của Apple có thể xuống nước với vai trò nhà hảo tâm trong giai đoạn sự chuyển tiếp đó.

Grooveshark, người tiền nhiệm của họ, đã cho thấy tiềm năng không giới hạn của việc phát nhạc trực tuyến và mối nguy hại khi làm “con cá bé” trong thị trường.

Con đường sớm nở tối tàn của Grooveshark

Tarantino và đồng sáng lập Josh Greenberg vẫn còn là những cậu trai mới lớn ở trường đại học Florida khi mới bắt đầu thành lập Grooveshark. Họ không hề kêu gọi cả chục triệu USD vốn đầu tư hay sở hữu danh mục bài hát như những “ông lớn” của ngành công nghiệp thu âm, nhưng không như vài dịch vụ vướng phải rắc rối từng xuất hiện trước đó, họ cũng không có mong muốn thâu tóm ngành thu âm.

Bài học bản quyền từ Startup Grooveshark

Sam Tarantino và đồng sáng lập Josh Greenberg

“Lần đầu tôi tìm đến họ, lúc đó tôi mới 19” – Tarantino hồi tưởng lại trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2013 – “Họ nhìn tôi và nói, ‘Cậu là cái thá gì, biến khỏi văn phòng chúng tôi!’. Tôi đã luôn cố để đến được đó. Đầu tiên tôi tham gia như một thực tập sinh, đến nhân viên cấp thấp rồi cấp trung, đến bây giờ, sau bảy năm, chúng tôi ở vị trí của những người ra quyết định.”

Ngay năm đầu tiên, Grooveshark là sự kết hợp của hai kỷ nguyên mà nó chiếm lĩnh: người dùng có thể tải lên và tải xuống các bài hát, không như các dịch vụ tải nhạc trái phép mọc như nấm những năm 2000s, tuy nhiên mặt bằng chung hình thức truyền nhạc trực tiếp đã được dựng nên theo cách Spotify, Rhapsody và các hãng khác hiện đang đóng vai trò chủ đạo. Đúng lúc đó, Grooveshark chuyển đổi hoàn toàn cục diện, với vai trò như một dịch vụ radio nên họ không bao giờ phải xoay sở quyền bảo hộ từ các hãng khác.

“Nó hệt như cuộc tranh luận về quả trứng và con gà: Bạn bước đến hãng thu và họ nói, “thật là ý tưởng thú vị, đi tóm hết người dùng đi!. Rồi chúng tôi thành công và thái độ họ như thể: ‘Mày là đồ ăn cướp!’” – Tarantino chia sẻ vào năm 2013 – “Vào thời điểm họ không có cách nào để tranh luận thì “Đây là bản quyền thử nghiệm, thực hiện nó rồi đàm phán sau””

“Đó luôn là cuộc chiến về quả trứng và con gà đối với hầu hết startup” – Anh tiếp - Trừ khi bạn là Apple và có thể quăng ra 100 triệu USD phí bảo hiểm”. Tôi an ủi: Từ góc độ thương hiệu, vấn đề lớn là có có hàng trăm dự án khởi nghiệp (đeo bám theo họ). Làm sao bạn chắc rằng yếu tố đó thực sự hiệu quả?

Các nhãn hiệu thu âm đặt ván cược của họ ở chỗ khác: những công ty lớn hơn và những dự án khởi nghiệp được sáng lập bởi những doanh nhân đáng tin cậy như Daniel Ek của Spotify hay được chống lưng bởi nhạc sĩ nổi tiếng như Jimmy Iovine và Dr.Dre của Beat. Những tên tuổi lớn với ví tiền lớn sẵn sàng nhập cuộc tung hứng với những thương hiệu lớn.

Bài học bản quyền từ Startup Grooveshark

Thêm một chiếc đinh đóng vào quan tài dành cho sự đổi mới âm nhạc số

Điều đó, theo những nhà theo dõi trong ngành nói, đặc biệt chỉ ra tại sao thất bại của Grooveshart là sự mất mát của người nghệ sĩ, người hâm mộ và những dự án khởi nghiệp hướng tới cải thiện trải nghiệm nghe nhạc – ngay cả khi bạn không đồng tình với cách tiếp cận của Grooveshark.

“Đây thực sự là một nhát búa khác đóng vào quan tài của sự đổi mới âm nhạc số”, giáo sư Aram Sinnreich tại Đại học Rutger, tác giả của quyển “The Piracy Crusade” nhận định – “Nó chắc chắn sẽ là báo động đỏ đối với các nguồn vốn đang sẵn sàng đầu tư vào các hình mẫu kinh doanh cải tiến. Cuối cùng nghệ sĩ và người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu”

Lấy ví dụ về Spotify, họ đã thu hút thành công 60 triệu người dùng thường xuyên, nhưng không đem lại lợi nhuận và nhiều nghệ sĩ đã phàn nàn về phí thanh toán bản quyền ảm đạm, điều mà Sinnreich đã quy cho những điều khoản bị quy định bởi các thương hiệu thu âm. Là một thương hiệu thành công trong việc hạ gục “lính mới” như Grooveshark, điều này tạo cho Sinnreich có thêm niềm tin khi giao dịch với các công ty như Spotify và Apple.

“Trong ngắn hạn, Spotify được hưởng lợi nhờ bớt đi một đối thủ cạnh tranh nhưng về lâu dài, họ bị thiệt hại đáng kể vì mất đi khả năng đàm phán bản quyền” – Sinnreich cho biết.

Cho đến nay, cả hai phái đều đạt được mong muốn. “Đây là một chiến thắng quan trọng của nghệ sĩ và cả nền công nghiệp âm nhạc” – Hiệp hội công nghiệp thu âm của Mỹ công bố về việc bắt buộc Grooveshark đóng cửa. Mặt khác, Spotify vui mừng thông báo họ đã huy động thành công 350 triệu USD với mức định giá khổng lồ lên đến 8 tỷ USD

Sự kết thúc của Grooveshark sẽ không được tiếc thương bởi giai điệu trumpets hay một bài hát đồng dao. Nó sẽ thực sự im lặng trôi qua nghĩa trang của những dự án startup không thể thành công. Xem ra Spotify đã có một trận thắng lịch sử.

Nguồn Trí thức trẻ