Thương hiệu thời trang cao cấp nào "hot" nhất 2015?
Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và Valentino đang nằm trong top những thương hiệu thời trang “hot nhất”. Doanh số bán hàng họ kiếm được thông qua các kênh quảng cáo đôi khi vượt xa so với chi phí họ bỏ ra, Luca Solca cho biết.
Độ “hot” của một thương hiệu, chính là tỷ lệ giữa tần suất xuất hiện trên báo chí và chi phí cho các ấn phẩm quảng cáo. Trên thang đo độ hot của thương hiệu, nhiệt độ bằng 0 khi chi phí in ấn quảng cáo bằng với tần suất thương hiệu được xuất hiện trên báo chí.
Những thương hiệu chiếm được nhiều không gian, tần suất trên các bài báo hơn là chi phí bỏ ra thì được xếp hạng “hot” hoặc ngược lại, nhãn hiệu mà chi phí quảng cáo cao hơn với tần suất được xuất hiện thì nhiệt độ được xem như là “nguội”.
Nói cách khác, một thương hiệu “hot” có thể gặt hái được lợi nhuận cao hơn hẳn so với một thương hiệu “ nguội”.
Khi nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa với sức mua tăng lên thì giá thành sản phẩm có thể được đẩy cao hơn bình thường thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ và năng suất ra sản phẩm cũng sẽ lớn hơn đối với các cửa hàng phân phối trực tiếp.
Nó kéo theo lợi nhuận tăng thêm của thương hiệu và giúp người bán hàng vừa tăng trưởng hữu cơ vừa mở rộng thị phần. Ngược lại, một thương hiệu “nguội” sẽ nhận được tất cả các số liệu xấu đi cùng một lúc.
Sức nóng của mỗi thương hiệu có thể được cải thiện theo thời gian, chiến lược marketing tốt có thể đưa nó trở thành thương hiệu được nhận biết hàng đầu. Nhưng khi gặp một điểm bão hòa, marketing không duy trì được sức nóng của thương hiệu thì nó dần bị “nguội đi”. Nếu không có biện pháp tiếp thị mạnh mẽ, nhiệt độ của nó sẽ lao dốc trở về điểm bắt đầu.
Bảng đo nhiệt độ của thương hiệu tiết lộ các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp cùng ngành khi họ đang có xu hướng đầu tư vào các thương hiệu nhỏ nhưng nhiệt độ đang nóng lên.
Một vài thương hiệu vẫn còn nhiều “dấu chấm hỏi” như LVMH, Richemont và Kering cũng đang chào mời các nhà đầu tư khi đưa ra các cơ hội hợp tác của họ. Các nhà đầu tư rất thận trọng đối với các thương hiệu đang bị “nguội đi” vì nó dẫn dến sự sụt giảm hiệu quả về kinh tế cũng như uy tín của chính bản thân họ.
Thông thường, các thương hiệu Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và thời trang thiết kế của Ý như Armani, Valentino và Versace đều có lợi nhuận hàng năm cao hơn 20% từ chương trình in ấn quảng cáo (bao gồm chi phí in ấn và mở rộng thị phần báo chí).
Louis Vuitton, Bottega Veneta và Gucci đang dẫn đầu về sức nóng khi họ liên tục phủ sóng trên báo chí, quảng cáo. Đây chính là xu hướng rất hiệu quả cho các nhãn hàng xa xỉ trên thế giới.
Tuy nhiên, một số thương hiệu thời trang của Mỹ, đặc biệt là DKNY, Ralph Lauren, Guess và Calvin Klein hay như là Burberry, Salvatore Ferragamo và Diesel ở châu Âu thì ngược lại, họ chú trọng đầu tư cho chi phí tiếp thị thông qua kênh kỹ thuật số nơi mà hầu hết những người tiêu dùng thích thú tiếp cận.
Trong cuộc đua giành vương miện của các thương hiệu, Louis Vuitton, Gucci và Bottega Veneta đang tỏa sức nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, Prada, Burberry đang ngày dần “nguội đi”.
Hoàng Hà
Nguồn Trí thức trẻ