FMCG Monitor 08/2015: Tiêu dùng nhanh được kỳ vọng tiếp tục tăng đến cuối năm
Điểm tin chính trong Báo cáo tháng 8:
Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường FMCG
- Bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp
- Thị trường chứng khoán thế giới biến động
- Sản lượng dầu tăng, giá dầu và ga tiếp tục giảm
- Phá giá nhân dân tệ tác động đến nhiều nền kinh tế mới nổi
- Tiền đồng mất giá gần 5.1% so với USD
- Giá điện leo thang
Các chỉ số chính
Trong 8 tháng đầu năm, tiền đồng giảm gần 5.1% so với USD. Giá dầu, ga tiếp tục giảm kèm theo chỉ số CPI thấp.
Xu hướng thị trường FMCG
Mặc dù trong dài hạn tốc độ tăng trưởng có phần yếu hơn so với năm ngoái nhưng xét về mặt ngắn hạn, tăng trưởng thị trường đạt được mức cao nhất tính từ Quý 3 năm ngoái cho đến nay. Thành thị tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng trong khi đó thị trường ở nông thôn ổn định hơn.
Tăng trưởng về giá trị (%)
Ngành hàng tiêu biểu
Sữa và các sản phẩm từ sữa ở Thành thị đã phục hồi sau đợt giảm thời gian qua. Ngành hàng Chăm sóc cá nhân và Chăm sóc gia đình tăng trưởng ổn định.
Thị trường Nông thôn đầy tiềm năng với sự tăng trưởng ở hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là ngành hàng Thức uống với mức tăng trưởng 2 con số.
Hệ thống các kênh mua sắm
Tiệm tạp hóa vẫn chiếm ưu thế ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Song các kênh mới nổi ở thành thị như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng chuyên doanh (đặc biệt là cửa hàng sữa và sản phẩm trẻ em) cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Tiêu điểm nổi bật
Các doanh nghiệp trong nước đang thể hiện rất tốt ở thị trường nông thôn, ngoài chiếm ưu thế về Sữa và Thức uống họ đang gia tăng thêm thị phần trong ngành hàng Chăm sóc gia đình.
Ông David Anjoubault, Tổng Giám Đốc công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, nhận định: “Theo chiến dịch “Người Việt dùng hàng Việt” phát động từ năm 2009, người tiêu dùng Việt đã có khuynh hướng ưu tiên dùng hàng Việt nhiều hơn. Hàng Việt giờ đây không còn đồng nghĩa với chất lượng kém và giá thấp nữa, bởi các doanh nghiệp Việt đã nổ lực rất nhiều để chứng minh chất lượng hàng Việt không thua kém bao nhiêu so với hàng ngoại lại hợp túi tiền của người tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy hiện nay các mặt hàng Việt dần thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn, đặc biệt là các mặt hàng về Chăm sóc gia đình với thị phần tăng từ 28.3% lên 30.4%. Tuy vậy, trong ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp thì các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư và nổ lực nhiều hơn nữa khi mà lợi thế hiện đang nghiêng về các mặt hàng ngoại. Việc nhanh chóng chuyển mình cùng chiến lược tiếp cận đa chiều sẽ giúp doanh nghiệp Việt đáp ứng được hết các nhu cầu của người tiêu dùng.”