Cuộc đua lợi nhuận của "những gã khổng lồ" tại Thung lũng Silicon

Các nhà đầu tư đã bắt đầu nhận được phần thưởng từ các công ty Internet tại Silicon vì một quý làm ăn báo lãi tốt hơn mong đợi và một con đường tiềm năng phát triển bức phá mà nổi bật nhất là hai công ty Amazon và Google, những người chiến thắng của mùa hè công nghệ năm nay.

Google đã kiểm soát tốt chi phí trong lần công bố tình hình kinh doanh quý II và các cổ đông của công ty có lý do vui mừng vì ngay sau khi khi gã khổng lồ tìm kiếm báo cáo kết quả tốt hơn so với dự kiến, giá cổ phiếu lập tức phản hồi: tăng 16%.

Amazon cũng tăng mạnh sau khi công bố lợi nhuận tốt không ngờ trong quý II. Điều này chứng minh rằng nhà bán lẻ qua Web có khả năng kiếm bộn tiền khi công ty biết cách chi tiêu đúng mức hơn.

“Thước đo cho tiềm năng tăng trưởng của các công ty Internet mà các nhà đâu tư đang tập trung sử dụng là ở lượng người sử dụng và doanh thu”, Paul Sweeney, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho biết.

“Amazon cũng là hình mẫu lý tưởng cho lối suy nghĩ như trên. Tuy nhiên, bất cứ khi nào một công ty thắt chặt lại chi phí và tăng lợi nhuận, như Amazon và Goole đã làm trong quý này thì các nhà đầu tư sẽ tranh nhau mua cổ phiếu của nó.”

Cuộc đua lợi nhuận của những gã khổng lồ tại Thung lũng Silicon

Ngoài ra, Facebook với cam kết sẽ giữ tốc độ tăng trưởng nhanh của các khoản đầu tư để thu hút người sử dụng và các nhà quảng cáo, giảm sau khi giám đốc điều hành Mark Zuckerberg hạ kỳ vọng về các ứng dụng như WhatsApp, Instagram và Messenger có thể tác động đến đường lợi nhuận.

LinkedIn và Twitter đang tăng trưởng chậm do những lo ngại về lượng người sử dụng. Trong khi đó, Microsoft công bố thua lỗ trong quý lớn chưa từng có do chi phí mua lại bộ phận điện thoại Nokia. Và Apple thì không đáp ứng được những kỳ vọng khi doanh số bán iPhone không như mong đợi.

Dưới đây là bức tranh kinh doanh của chặng đường trong nửa đầu năm từ các công ty Internet nổi bật tại thung lủng Silicon:

Google, Amazon

Giá cổ phiếu của Google đã tăng ngay sau khi giám đốc tài chính Ruth Porat đề xuất kế hoạch kiểm soát chi tiêu cho tương lai gã khổng lồ tiềm.

“Một trong những ưu tiên hàng đầu là tăng doanh thu,” Bà Porat nói về một cuộc gọi hội nghị sau khi khi báo cáo đầu tiên của bà tại Google. “Chúng tôi có rất nhiều cơ hội tiềm năng, nhưng theo đuổi tăng trưởng doang thu rõ ràng sẽ không hiệu quả nếu kiểm soát không tốt chi phí.”

Đối với Amazon, để đánh dấu lần sinh nhật thứ 20 của công ty vào ngày 5 tháng 7, Amazon đã thực hiện hàng loạt những chương trình khuyến mãi hấp dẫn trên các diễn đàn của mình. Chính các chương trình khuyến mãi lớn như thế này đã lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tạo ra các đơn đặt hàng vượt Black Friday.

Cuộc đua lợi nhuận của những gã khổng lồ tại Thung lũng Silicon

Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây của công ty tăng 81% so với 5 năm và 49% so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí chỉ tăng với tốc độ chậm hơn so với doanh thu, tăng 17% trong chi phí hoạt động tạo ra lợi nhuận 22,7 tỷ đô la, theo trụ sở ở Seattle cho biết.

Ngoài ra, chi tiêu cho các trung tâm tiếp thị và bán hàng không thay đổi như là một tỷ lệ phần trăm của doanh thu so với một năm trước đó, theo Brian Olsavsky, giám đốc tài chính của Amazon.

Facebook, Microsoft

Facebook công bố doanh thu quý II vượt ước tính của giới phân tích, nhưng các nhà đầu tư vẫn thất vọng bởi chi phí dành cho nghiên cứu phát triển cho các ứng dụng đã tiêu tốn hàng tỷ đô la.

Sự tập trung cho ba ứng dụng - WhatsApp, Instagram và Messenger – đã mở rộng cộng đồng và quy mô. Messenger có 700 triệu người sử dụng, hơn gấp đôi kích thước của Twitter. Trong khi đó, lượng người sử dụng của WhatsApp là 800 triệu và Instagram đã có hơn 300 triệu. Instagram bắt đầu bán quảng cáo, nhưng nó sẽ không có tác động vào dòng lợi nhuận của Facebook trong một thời gian dài, giám đốc điều hành Sheryl Sandberg nói.

Còn Microsoft đã công bố thua lỗ lịch sử trong quý này và đưa ra một dự báo doanh số bán hàng đáng thất vọng. Lỗ ròng lên đến 3,2 tỷ đô la, phần lớn đến từ khoản đầu tư 7,5 tỷ đô la vào bộ phận điện thoại của Nokia.

Cuộc đua lợi nhuận của những gã khổng lồ tại Thung lũng Silicon

Trong khi doanh thu từ dịch vụ điện toán đám mây có tăng, nhưng doanh số Windows từ các nhà sản xuất PC và khách hàng doanh nghiệp bắt đầu sụt giảm. Việc ghi nhận thua lỗ của gã khổng lồ phần mềm thể hiện sự bất lực trong việc kinh doanh điện thoại thông minh và thỏa thuận với Nokia đã gần như mất tất cả các giá trị.

Gía cổ phiếu Microsoft giảm 3,7% ngay sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh quý II, sự suy giảm trong một ngày lớn nhất kể từ cuối tháng Giêng.

Twitter, LinkedIn

Qúy II của Twitter vượt mong đợi của giới phân tích nhưng công ty lại thể hiện sự sụt giảm về lượng tăng trường người sử dụng. CEO Jack Dorsey và CFO Anthony Noto đều nói rằng họ không mong đợi sự tiến bộ đáng kể trong thời gian tới. Việc hạ chỉ tiêu này sẽ khiến mọi người bớt kỳ vọng vào tốc độ mở rộng doanh thu cũng như lợi nhuận công ty.

Trong khi đó, Linkedin vẫn tăng doanh thu hàng năm như dự báo của công ty và đứng đầu từ những ước tính của giới phân tích, nhưng công ty đã chi ra một khoản lớn để mua lại trang web giáo dục Lynda.com.

Gía cổ phiếu của trang web-mạng xã hội trực tuyến Linkedln đã giảm mạnh do sự lo ngại về tăng trưởng trong ngành kinh doanh cốt lõi của công ty.

Đinh Lộc
Nguồn Trí thức trẻ