Tâm lý học đơn giản đằng sau nút Call-to-action
Marketing hiện đại thường hướng tới mục đích nhất định: kết nối với người dùng và khiến họ thực hiện những tương tác có nghĩa. Trong thời đại số, những tương tác này thường là hành động click chuột (hay chạm vào màn hình – đối với tablet hoặc smart phone) để từ đó tạo nên sự chuyển đổi (conversion).
Tuy nhiên, chúng ta lại thường không quá chú tâm đến nút “call-to-action” (CTA) này.
Ví dụ, bạn có biết đối với bộ não, một vài loại nút bấm có sức thu hút khiến người ta click vào nhiều hơn những loại nút bấm khác? Trong nhiều năm, những nhà tiếp thị thông minh đã quen với việc sử dụng khoa học não bộ cơ bản để triển khai những chiến dịch quảng cáo thu hút sự chú ý của người dùng – và theo đó, nút call-to-action cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là 4 tips từ Why We Click sẽ chỉ cho bạn cách để tăng tỷ lệ click vào nút bấm kỳ diệu kia.
1. Sử dụng những tone màu thu hút
Đối với vấn đề màu sắc, có nhiều thứ đáng nói hơn bạn tưởng: 85% những người mua một món hàng nào đó nói rằng, màu sắc chính là lý do khiến họ mua sản phẩm. Thực ra, không có một màu sắc cố định nào mang lại ma thuật khiến tăng tỷ lệ mua hàng lên cao nhất, vì thế, hãy chọn một màu sắc khiến nút call-to-action của bạn trở nên tương phản với thiết kế tổng thể để từ đó khiến nó trở nên nổi bật. Một ví dụ điển hình nhất là màu cam trên nền xanh dương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng màu sắc để hình thành cho người dùng một loại cảm giác nhất định. Ví dụ, màu cam sẽ thúc đẩy hành động. Hãy cân nhắc việc sử dụng màu cam khi bạn yêu cầu người dùng đăng ký, mua sản phẩm hoặc tham gia vào website của mình. Đó cũng chính là màu sắc gắn liền với những thứ có giá rẻ. Hoặc bạn cũng biết, màu xanh lá cây có ý nghĩa “Đi”, nên khá dễ hiểu khi nó cũng khiến cho tỷ lệ click vào nút call-to-action tăng lên. Đây cũng là màu dễ xử lý nhất dành cho mắt, vì vậy nó cũng thường được dùng để thư giãn tâm trí và thúc đẩy tăng trưởng.
2. Một lời mời chào hấp dẫn
Mục đích cuối cùng của một call-to-action vẫn là thúc đẩy người dùng thực hiện tương tác ngay lập tức, do đó, hãy cố gắng viết những đoạn text khiến người dùng không thể không click. Cụ thể, hãy cân nhắc sử dụng cụm từ như “Tải về hướng dẫn” hơn là “Click vào đây”, hãy dùng những động từ chủ động như “Bắt đầu”và “Nhận”. Nói cách khác, động từ bị động sẽ khiến người dùng lười biếng, vì thế, hãy sử dụng những động từ chủ động để thúc việc click chuột của người dùng.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, 90% tỷ lệ chuyển đổi tốt sử dụng ngôn ngữ ở ngôi thứ nhất. Ví dụ, “Bắt đầu bản dùng thử miễn phí của tôi” thay vì “Bắt đầu bản dùng thử miễn phí của bạn”. Thêm vào đó, chỉ cần sử dụng thêm từ “Ngay bây giờ” cũng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bởi nó tạo cảm giác gấp gáp, khẩn cấp cho người dùng.
3. Hình dáng và kích thước
Được bo tròn, to, có thể chạm và tương tác: đó chính là bốn tính từ nên được sử dụng khi miêu tả về nút call-to-action của bạn. Hình chữ nhật có thể phổ biến nhất cho đến nay, nhưng vì bộ não của chúng ta được lập trình để tránh những thứ góc cạnh, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã thiết kế bo tròn tất cả các góc. Nút bấm của bạn cũng nên đủ lớn để có thể dễ dàng tương tác trên các thiết bị di động, chỉ cần đừng quá lớn đến mức phá hỏng tổng thể thiết kế.
4. Vị trí nổi bật
Nút call-to-action nên được ở vị trí dễ dàng gây sự chú ý. Bạn nên làm rõ ngay từ đầu cái mà bạn muốn người xem của bạn thực hiện. Khi bạn đặt nút bấm ở khu vực nửa trên của toàn trang, người đọc có thể thấy chúng ngay cả khi họ chỉ đọc lướt. Theo nghiên cứu, người đọc của bạn thường bỏ ra hơn 80% thời gian cho phần trên của khối thông tin, do đó bạn sẽ phải thu hút những người đang sẵn sàng hành động này ngay lập tức mà không cần bắt họ phải đọc hết toàn bộ nội dung để thấy được điều mà bạn muốn họ làm.
Ngoài ra, một nút bấm với nền trắng xung quanh sẽ trở nên vô cùng nổi bật, vì vậy hãy chừa cho nút bấm của bạn có nhiều khoảng trống, nhưng đừng quá nhiều đến nỗi người dùng có thể thấy nó không còn là một phần của giao diện.
Mỗi đối tượng người dùng lại khác nhau, vì vậy, bạn có thể sẽ phải thử nghiệm màu sắc, các đoạn text, hình khối và vị trí để tìm ra sự kết hợp tốt nhất dành cho nút call-to-action của bạn, thứ sẽ giúp cho tỷ lệ chuyển đổi của bạn tăng cao. Sau tất cả, các thử nghiệm A/B testing là một gợi ý không tồi và có thể phát triển tỷ lệ chuyển đổi lên đến 49%.
Chiến lược Marketing / Entrepreneur
Nguồn eClick