Bản lĩnh Marketer 2015: Bài học và bản lĩnh

Cuộc thi Bản lĩnh Marketer 2015 đã kết thúc nhưng những dư vang vẫn còn đọng lại. Không chỉ đối với riêng BTC, với thí sinh dự thi mà BGK cũng có những chia sẻ rất thật, rất tâm huyết dành cho những ai theo dõi cuộc thi và những thí sinh “bản lĩnh”.

Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Đoàn Đức Thuận – Phó Bộ Phận Marketing Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương, công ty Piaggio Asia Pacific 2W, giám khảo vòng 2 của cuộc thi…

“Làm giám khảo “Bản Lĩnh Marketer” 2015, tôi được thầy Nguyễn Huyền Minh giao vào chấm vòng “sát phạt” nhất “Switch-on”. Sau khi chấm vòng này và tham dự một phần đêm chung kết, tôi đồng cảm với nhiều team (cũng có thể vì nhiều bạn inbox riêng cho tôi, và tôi cũng trả lời hầu hết), nhưng tôi vẫn đăng vài dòng post này mang tính chia sẻ với các bạn sau một cuộc chơi BLM2015 khép lại. Hi vọng các bạn có thể nhìn thấy một vài điểm để mang theo đồng hành với các bạn.

Trước hết, phải nói là vòng 2 nói sát phạt nhất bởi vì vòng này là cạnh tranh nảy lửa với tỉ lệ loại bỏ là 16/20. Đây là thời điểm mà khi các đội đã vượt qua vòng 1 và dồn tâm sức vào project để cho ra lò những bản báo cáo chất lượng cao hay một bản trình bày chuyên nghiệp. Sự căng thẳng ở vòng 2 nằm ở chỗ khi các đội thiếu may mắn không được nêu tên trong top 4, họ không còn cơ hội xuất hiên trong đêm chung kết lung linh với hàng trăm con người, không có cái cảm giác TOP 4, không có cảm giác đến sân khấu là là một thành công.

Bản lĩnh Marketer 2015: Bài học và bản lĩnh

Anh Đoàn Đức Thuận – Giám khảo vòng 2 của cuộc thi Bản Lĩnh Marketer 2015

Vòng 2 diễn ra trong âm thầm ở RIO, tôi, thầy Minh và chị Hà miệt mài công tâm chấm trọn một ngày. TOP 4 được định ra, giống 75% với sự lựa chọn riêng của cá nhân tôi (tỉ lệ theo tôi là chấp nhận được). Sau vòng 2 nảy lửa, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, comments từ phía các bạn với các tone khác nhau (nhìn chung là rất tôn trọng).Tôi cũng áy này vì mình là một phần tạo nên sự dừng bước của hơn 75% các bạn. Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ với các bạn trẻ Marketer tương lai với cả một bầu trời phía trước. Tôi chọn 5 điểm chính như sau:

Thứ nhất, như Bill Gates đã nói trong lời khuyên đầu tiên “Cuộc sống không công bằng và bạn phải học cách chấp nhận nó”. Đúng vậy, sẽ là tuyệt vời lắm nếu như những cố gắng của mình được đền đáp xứng đáng, những lẽ phải nên thuộc về chính nghĩa và mọi câu chuyện nên kết thúc có hậu. Đáng tiếc là không phải điều đó đều xảy ra trong mọi trường hợp của cuộc sống. Hãy chấp nhận sự “không công bằng” như một lẽ vốn có và khéo léo loại bỏ ảnh hưởng của nó. Đó cũng là một bản lĩnh.

Thứ hai, để đạt hiệu quả trong mọi tình huống, cần xoáy vào trực diện vấn đề chính nằm ở đâu. Tất cả các nhóm đã vào top 20 thì đều đầu tư rất nhiều công sức, nguồn lực vào làm bài. Nhưng khoảnh khắc chấm điểm là điều cần đầu tư hơn bởi lúc đó giám khảo sẽ chấm liên tục 20 bài làm, sẽ chỉ có thể lướt qua báo cáo PDF của các bạn mà thôi. Tiêu chi chấm điểm của BTC đưa ra như vậy. Nếu đội nào tinh ý hơn thì sẽ focus nhiều hơn vào thuyết trình (cả nội dung và hình thức) và cần đâu tư nguồn lực hiệu quả vào đó.Quy luật Pareto 80/20 vẫn luôn đúng, rất nhiều công sức bỏ ra cho khâu chuẩn bị, nhưng khâu triển khai và thời điểm tỏa sáng thì thực sự chỉ có 15 phút. Các bạn cần khéo léo tận dụng triệt để quãng thời gian này. Đây cũng là một vấn đề trong chiến lược Marketing, cho dù sản phẩm của các bạn tốt, giá cả hợp lý, phân phối ổn... Điều cần làm là các bạn cần “thể hiện” được điều đó ra trong “touchpoints” với các khách hàng tiềm năng qua những “câu chuyện thương hiệu, lời rao thương hiệu” mà những người này phải thấy rõ lý do nên theo các bạn thay vì là đối thủ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, người tiêu dùng chìm trong các buzz của IMC, họ sẽ khó mà dành nhiều chủ động đi tìm hiểu bạn là ai và họ cũng bị ràng buộc bởi “sự lựa chọn mang tính thời điểm” của mình. Message này xuyên suốt cuộc thi với hành trình từ Chiến lược cạnh tranh, đến chiến lược công ty, chiến lược Marketing và cuối cùng là đến IMC như các bạn đã biết qua phần training của tôi.

Bản lĩnh Marketer 2015: Bài học và bản lĩnh

Bản lĩnh Marketer 2015: Bài học và bản lĩnh

Các đội thuyết trình đề án trong Vòng 2 của cuộc thi Bản Lĩnh Marketer 2015

Thứ ba, để đảm bảo sự chuyên nghiệp, nôi dung và hình thức nên được coi trọng ở mức độ hợp lý hơn nhiều so với khái niệm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ở các công ty Nhật, nhân viên được khuyến khích làm báo cáo “đẹp” đến mức “chúng ta nhìn đã đã muốn đọc rồi”. Cái đẹp ở đây không chỉ là format, nó là sự rành mạch, logic, coherent trong trình bày. Tất cả điều đó tạo nên sự chuyên nghiệp và sự chuyên nghiệp tạo được thiên cảm trong nhiều tình huống. Chân thành chia sẻ với các bạn điều này để các bạn ngẫm và có thể áp dụng về sau để xây dựng cho mình một phong cách chuyên nghiệp.

Thứ tư, tinh thần đồng đội luôn được đề cao. Chắc chắn các bạn “chung lưng đấu cật” với nhau nhiều tuần lễ để làm. Nhưng khi khi thể hiện thành quả, nhiều đội không có tất cả các thành viên cùng thuyết trình. Cái “bề nổi” này tạo ấn tượng không tích cực về teamwork. Lại một lần nữa, câu chuyện “nội dung”, “hình thức”, bề nổi bề chìm của tảng băng được nói đến. Có đúng là hình tượng iceberg hàm ý rất nhiều điều không các bạn.

“Cuộc sống không công bằng và bạn phải học cách chấp nhận nó”… Đó cũng là một bản lĩnh

Thứ năm, Bản Lĩnh Marketer khép lại, người thắng vui, người thua buồn (dù có nói khác nhưng cơ bản điều đó là đúng vì tất cả đã bỏ ra công sức, nguồn lực để theo đuổi, tôi nhìn ảnh của các team chụp trong suốt hành trình mới cảm nhận thấy nhiệt huyết tuổi trẻ thế nào). Nhưng bản lĩnh nằm ở chỗ nhìn về phía trước. Cả người thắng và người chưa thắng đều có thể leverage được hệ quả từ một cuộc chơi để củng cố thêm bản lĩnh cho những events quan trọng hơn của đời người phía trước (chẳng hạn như GPA, GMAT, TOEFL, scholarships application, future job landing...). Sau thời gian dùng SWOT lâu lâu, tôi nghiệm ra một thực tế là ranh giới giữa S và W rất nhạt nhòa và bản lĩnh có thể khiến cho W trở thành S. Có hàng tá các ví dụ có thể thấy trong cuộc sống như vậy. Và các O và T thì luôn ở phía trước chờ những Bản lĩnh Marketer 2015 chinh phục.

Xin cám ơn các bạn và gửi tới các Marketers tương lai những lời chúc bản lĩnh nhất.”

Đêm Chung kết của cuộc thi Bản lĩnh Marketer 2015 đã diễn ra tốt đẹp. Chiến thắng thuộc về đội thi GR8 đến từ Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Ngoại giao.

Bản lĩnh Marketer 2015 đã khép lại sau một đêm thi Chung kết gay cấn, kịch tính và thú vị, hứa hẹn sẽ làm tiền đề cho một Bản lĩnh Marketer 2016 bùng nổ hơn nữa.

Nguồn Bản lĩnh Marketer