The Machine: Giấc mộng hồi sinh của HP
Để tự giải thoát công ty khỏi tình trạng khó khăn, Hewlett-Packard đang thực hiện một nỗ lực dài hạn để thay đổi các nguyên tắc cơ bản trong cách thức hoạt động của máy tính.
Có một ngôi đền bên trong trụ sở của Hewlett-Packard ở Palo Alto, trung tâm của thung lũng Silicon. Tại một bên tòa nhà nghiên cứu của HP, có hai phòng lớn nối liền nhau, với đồ nội thất thuộc thập kỷ 40-70 của thế kỷ trước nay đã sờn cũ, bị bỏ trống trong nhiều thập kỷ nhưng được bảo quản cẩn thận.
Từ những văn phòng này, William Hewlett và David Packard đã hướng dẫn các kỹ sư HP để phát minh ra những sản phẩm mang tính đột phá, như 40-pound, máy tính lập trình có kích thước máy đánh chữ, ra mắt vào năm 1968.
Trong thời đại của điện thoại thông minh và điện toán đám mây như hiện nay, từ lâu, những sản phẩm cốt lõi của HP đã bị xem là lỗi thời. Doanh thu và lợi nhuận đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, đẩy công ty vào tình trạng khủng hoảng. HP hiện được duy trì chủ yếu là nhờ vào doanh thu từ máy chủ (Server), máy in và mực in (máy tính bàn và laptop của HP chiếm ít hơn một phần năm tổng lợi nhuận thu được).
Nhưng những doanh nghiệp hiện không sử dụng máy chủ nhiều mà họ chuyển sang sử dụng những dịch vụ diện toán đám mây của những công ty như Amazon – những nhà cung cấp bán phần cứng cho họ với giá rẻ hơn so với giá của HP. Người tiêu dùng và doanh nghiệp không còn phụ thuộc nhiều vào máy tin như trước và không mong muốn phải trả nhiều tiền cho chúng.
HP đã giảm biên chế hơn 40.000 nhân viên từ năm 2012, và vào cuối năm nay, HP sẽ được tách thành hai công ty nhỏ hơn nhưng đều có những vấn đề rắc rối tương tự nhau (hoạt động này lấy mất gần 2 tỷ USD của HP).
Tập đoàn HP (HP Inc.) sẽ tập trung vào mảng máy in và máy tính; Hãng Hewlett Packard (HP Enterprise) sẽ cung cấp máy chủ và dịch vụ công nghệ thông tin cho khách hàng doanh nghiệp. Công ty thứ hai, phụ thuộc phần lớn vào sự phân chia này, có doanh thu hàng năm giảm hơn 6% trong khoảng thời gian từ giữa năm 2012 đến năm 2014.
Lợi nhuận suy giảm nhanh hơn bao giờ hết, giảm đến hơn 20%. IBM, đối thủ gần với HP nhất, đã bán mảng kinh doanh máy chủ cho Lenovo của Trung Quốc trong năm vừa qua với áp lực tương tự HP.
Chưa dừng lại, giữa cuộc khủng hoảng hiện tại, HP Enterprise đang thực hiện một dự án nghiên cứu mang tính rủi ro với hy vọng nó sẽ giúp họ có sự trở lại hoành tráng. Gần ba phần tư nhân viên trong bộ phận nghiên cứu của HP hiện đang tập trung cho một dự án duy nhất: "the Machine" (Cỗ Máy) – một loại máy tính mới.
Nó sẽ cơ bản tái thiết kế những tính năng của máy tính, làm cho chúng mạnh hơn và đơn giản hơn. Nếu nó hoạt động, dự án có thể nâng cấp đáng kể tất cả mọi thứ từ máy chủ cho đến điện thoại thông minh – và cứu sống HP.
"Mọi người sẽ có thể giải quyết được những vấn đề mà họ không thể giải quyết ngày hôm nay", theo chia sẻ của Martin Fink, Giám đốc công nghệ của HP và là người khởi xướng dự án. Ông nói thêm rằng The Machine sẽ cung cấp cho nhiều công ty quyền năng để xử lý bộ dữ liệu lớn và phức tạp hơn nhiều lần so với những bộ dữ liệu mà họ có thể xử lý ngày hôm nay, và thực hiện các phân tích có lẽ nhanh hơn hàng trăm lần.
Điều đó có thể dẫn đến những bước tiến xa trong tất cả mọi lĩnh vực mà trong đó, phân tích dữ liệu mang tính quyết định, chẳng hạn như y học di truyền, lĩnh vực mà những máy giải trình tự gen nhanh đang đưa ra hàng đống dữ liệu mới chưa được phân tích.
Fink chia sẻ rằng The Machine sẽ tiêu hao ít điện năng hơn những máy tính hiện tại, làm cho việc giảm hóa đơn tiền điện do hàng dãy máy chủ, cung cấp các dịch vụ Internet, tiêu thụ là hoàn toàn khả thi. Mẫu máy tính mới của HP cũng được dự định sẽ áp dụng cho những thiết bị nhỏ hơn, cho phép laptop và điện thoại dùng được lâu hơn sau một lần sạc.
Nội dung nổi bật:
- HP là biểu tượng của thời đại Kỹ thuật số với những phát minh khai phá như 40-pound, máy tính lập trình có kích thước máy đánh chữ, ra mắt vào năm 1968.
- Nhưng trong thời đại của điện thoại thông minh và điện toán đám mây như hiện nay, từ lâu, những sản phẩm cốt lõi của HP đã bị xem là lỗi thời. Doanh thu và lợi nhuận đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, đẩy công ty vào tình trạng khủng hoảng.
- Để cứu vãn, HP buộc phải chịu phí tốn khoảng 2 tỷ USD để chia tách thành 2 công ty: HP Inc, chuyên về mảng máy in và máy tính tiêu dùng; HP Enterprise chuyên mảng máy chủ và dịch vụ doanh nghiệp. Trong đó, HP Enterprise đang dồn sức nghiên cứu công nghệ mới có tên “The Machine”.
Trâm Nguyễn
Nguồn Trí Thức Trẻ