Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

BYBOL và ROAR đồng giải Ba, CHÂN CÁNH giành giải nhì, còn đội chơi GR8 đăng quang ngôi vị quán quân là những kết quả chung cuộc của TOP4 trong cuộc thi Bản lĩnh Marketer 2015.

Câu chuyện truyền thông ngành giáo dục đã có những lời giải sáng tạo bất ngờ, thuyết phục; dù cho thử thách này vẫn còn là một đề tài marketing không dễ và rất mới ở Việt Nam.

Đêm thi đã diễn ra vào 18h00 ngày 15/05/2015 tại Hội trường lớn Bảo tàng Hà Nội với khách mời là những marketer giàu kinh nghiệm, các đơn vị bảo trợ, tài trợ và hơn 600 khán giả đã yêu mến và quan tâm, ủng hộ tới cuộc thi.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Ban Giám Khảo của cuộc thi đều là những chuyên gia trong ngành:

  • Ông Nguyễn Văn Phương – Giám đốc Học viện Thương hiệu và Truyền thông Sage
  • Bà Nguyễn Thanh Bình – Trưởng bộ môn Marketing, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế ĐH Ngoại thương
  • Ông Nguyễn Huy Minh – Chuyên gia tư vấn độc lập cho các dự án phát triển năng lực doanh nghiệp của Oxfam và IFAD
  • Bà Nguyễn Thị Hồng – Chuyên viên tư vấn cao cấp cho các doanh nghiệp
  • Ông Lương Tuấn Nghĩa – Chủ tịch HĐQT dự án Evergreen khu đô thị xanh Ecopark
  • Bà Vũ Lê Hà – trưởng phòng Marketing trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

BGK cuộc thi

Sân khấu là thương trường, các thí sinh trở thành những Marketer vun đắp cho ý tưởng đề án của mình, tranh luận, phản biện với các đội chơi và BGK để cạnh tranh chiếm lĩnh từng “thị phần” trong tổng số điểm tối đa. Trải qua 3 vòng thi của Đêm Chung kết: “Cạnh Tranh – Bản Lĩnh – Chinh Phục”, các đội chơi đã thực sự chinh phục được chính mình, chinh phục được BGK và đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Top4 Bản Lĩnh Marketer 2015: BYBOL, Chân Cánh, GR8, ROAR (từ trái qua)

  • Vòng 1: Cạnh tranh” trong từng câu hỏi

Nhóm BYBOL và CHÂN CÁNH là 2 nhóm bước vào lượt thi đầu của Vòng 1 và cũng là phát súng khai màn cho không khí “cạnh tranh” của chương trình. Thể lệ vòng thi là 2 đội chơi đối kháng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo lượt, đội nào trả lời sai ngay lập tức đội còn lại được quyền trả lời để giành điểm về cho đội mình.

Ở vòng thi này các đội sẽ so tài qua sự hiểu biết các kiến thức chung cũng như các hiểu biết xã hội – thực tế về marketing. Sự quyết liệt thể hiện rất rõ khi ở lượt thi đấu sau, ROAR đã bị GR8 dẫn trước một khoảng cách khá xa với số điểm 150 – 30. BYBOL và CHÂN CÁNH kết thúc phần thi với số điểm tương ứng là 75 và 135.

  • Vòng 2: Tự tin thể hiện ”Bản lĩnh”

Chủ đề cuộc thi năm nay là chiến lược cạnh tranh. Cũng trong năm nay lần đầu tiên đề bài hướng về mảng marketing dịch vụ, cụ thể hơn là dịch vụ giáo dục, một mảng còn khá mới và chưa được đầu tư khai thác nhiều.

“Đối với trường phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark. Do mới gia nhập trong ngành, trường xác định có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, lâu đời và uy tín.” Chính vì thế, việc thực hiện một chiến dịch marketing để vượt qua được những đối thủ nặng kí trong ngành và đạt được hiệu quả truyền thông là thử thách không hề đơn giản dành cho các đội thi.

Bản lĩnh của các đội chơi trong phần thi này không chỉ là sự thuyết phục trong việc trình bày đề án của mình, mà bản lĩnh còn là sự ứng phó nhanh nhạy trước câu hỏi tình huống BGK đưa ra. Câu hỏi tình huống đó có thể là cách xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc các quyết định marketing khi môi trường biến động,…Chỉ với 30 giây suy nghĩ và 2 phút trình bày, giới hạn thời gian này sẽ là một thử thách xứng đáng cho những ai đang trên con đường trở thành Marketer thực thụ.

Bybol mở đầu chương trình với một chiến dịch marketing với ý tưởng chủ đạo là “Vun đắp hiện tại, vững bước tương lai”. Những kế hoạch truyền thông nhằm khẳng định sự an tâm của cha mẹ về chất lượng giáo dục cũng như chất lượng học sinh trong trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark. Tuy nhiên đội vẫn chưa đưa ra được một mục tiêu truyền thông xuyên suốt, cũng như việc xác định tập khách hàng mục tiêu rộng, chưa đủ rõ ràng chi tiết là điểm trừ cho phần thi của Bybol đêm nay.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Đội BYBOL hội ý để phản biện lại những câu hỏi của BGK

Bybol bốc thăm được một câu hỏi tình huống khá hóc búa, làm sao để khẳng định chất lượng giáo dục của trường bạn vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh là các trường quốc tế trên địa bàn hiện nay. Mặc dù trong thời gian suy nghĩ ngắn ngủi, cùng với áp lực trên sân khấu, Bybol vẫn đưa ra được phương hướng giải quyết nhấn mạnh vào sự an tâm của cha mẹ về chất lượng giáo dục toàn diện từ tài năng đến tâm hồn, lấy môi trường xanh của Ecopark làm nền tảng cho sự phát triển.

Đội chơi tiếp theo – Chân cánh đã đưa ra được lập luận sắc bén cho phần trình bày của mình: Phụ huynh có xu hướng chú trọng về danh tiếng, vị trí địa lý, chất lượng giáo dục của trường, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ý kiến các bậc phụ huynh khác. Bám sát theo sự thấu hiểu tâm lý này, các kế hoạch truyền thông mà Chân cánh đưa ra đều được thực hiện tại chính trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark, như sự kiện “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp Open Day”… Bằng cách này, các bậc phụ huynh sẽ được tận mắt quan sát môi trường giáo dục Đoàn Thị Điểm Ecopark, đồng thời được chính các phụ huynh có con em học tại đây giới thiệu, tư vấn. Tất cả cùng hướng tới ý tưởng chủ đạo xuyên suốt “Khởi nguồn của thành đạt”.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Trong phần câu hỏi tình huống, Chân cánh phải giải quyết một khủng hoảng truyền thông khi Đoàn Thị Điểm Ecopark nhận được phản ánh của phụ huynh về việc giáo viên nhận tiền và quà. Chân cánh đã nhanh chóng đưa ra được câu trả lời của mình “một lời xin lỗi sớm bao giờ cũng tốt hơn”. Hướng giải quyết tình huống là xin lỗi bậc phụ huynh nêu trên, cũng như đính chính và khẳng định lại chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên câu trả lời vẫn chưa đi được vào đúng vấn đề và xử lý được khủng hoảng trên.

Đội chơi tiếp theo là sự kết hợp giữa Đại học Ngoại Thương và Học viện Ngoại giao: GR8. Đội đã có một phần thi khá thành công. Với kiến thức nền tảng vững chắc, chiến dịch marketing của GR8 được thực hiện rất bài bản, chi tiết. Với cảm xúc gắn kết cha mẹ với con cái, GR8 đã tìm ra được sự thật ngầm hiểu nơi khách hàng: Cha mẹ luôn muốn con cái phát triển khả năng toàn diện, tuy nhiên lại lo sợ bản thân không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để giúp con.

Do đó, hình ảnh một nhà trường tận tâm, thấu hiểu, chất lượng hàng đầu đã được GR8 tập trung hướng tới. Hình ảnh xuyên suốt cho toàn bộ chiến dịch của đội là quá trình phát triển của một cây xanh cũng như sự phát triển của các em học sinh từ cấp 1, cấp 2 đến cấp 3; Đoàn Thị Điểm Ecopark sẽ chăm lo cho các em từ lúc các em mới được ươm mầm hạt giống cho tới khi cất cánh trưởng thành. Cùng ý tưởng xuyên suốt đó, các kế hoạch truyền thông của GR8 cũng được chia làm 3 giai đoạn rõ ràng: “Phát hiện hạt giống tài năng”, “Ươm mầm hạt giống tài năng”, và “Cây tài năng trưởng thành”. Với hình ảnh sáng tạo đó, GR8 đã thuyết phục được hầu hết ban giám khảo.

Đến với phần câu hỏi tình huống, GR8 phải đối mặt với một câu hỏi cũng là một hiện trạng đang nhức nhối trong thực tế các trường quốc tế hiện nay. Trẻ em ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tiếng Anh, giao tiếp ngoại ngữ với cả giáo viên và bạn học. Điều đó dẫn tới thực trạng đáng buồn là nhiều trẻ em Việt sau khi học trường song ngữ thậm chí không nói được tiếng Việt trên chính quê hương mình.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

ROAR là đội miền Nam duy xuất sắc nhất đến với đêm Chung Kết

Là đội miền Nam xuất sắc nhất đến với cuộc thi, ROAR đã vượt qua rất nhiều thử thách để góp mặt thi tài trong đêm chung kết. Tuy mới là những sinh viên năm nhất đại học, nhưng 3 thành viên đã chứng tỏ được bản lĩnh marketer của mình không hề thua kém những anh chị đi trước.

Khảo sát và phân khúc thị trường hợp lý, ROAR đã chọn được cho mình phân khúc khách hàng tiềm năng với cùng một tâm lý: “Tôi muốn cho con mình được hưởng những điều kiện tốt nhất mà trước đây tôi không thể có được, tuy nhiên lại không muốn áp đặt quá cho con”.

Dựa trên sự thật ngầm hiểu này, đội đã nêu ra ý tưởng lớn xuyên suốt chiến dịch “Ba bước chạm ước mơ – Nơi cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”. Chiến dịch có sự thấu hiểu cặn kẽ và sâu sắc cả về lý tính và cảm tính của khách hàng, chạm đến được tâm lý yêu thương, tình cảm gia đình, cha con, mẹ con khăng khít. Dựa trên ý tưởng đó, các kế hoạch truyền thông mà ROAR thực hiện đều nhằm nhấn mạnh tình cảm gắn bó giữa cha mẹ với con cái, như cuộc thi viết “Con kể ba nghe”, online event “Lời cha mẹ muốn nói”. Phân tích nhạy bén tâm lý khách hàng chính là thành công lớn nhất và giúp ROAR hoàn thành tốt phần thi của mình trong đêm chung kết. Chính điều này đã gây ấn tượng mạnh với BGK và giúp ROAR đạt số điểm cao nhất trong 4 đội ở vòng thi thứ 2.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

BGK hội ý để chọn ra 2 cái tên xuất sắc nhất bước vào vòng thi quyết định cuối cùng

Hai đội có số điểm cao nhất qua cả 2 vòng thi của đêm thi Chung kết chính là Chân Cánh và GR8 – 2 đội có sự ổn định và chín chắn nhất định trong bản lĩnh của mình.

Mặc dù ROAR là đội thuyết phục được BGK và có điểm thuyết trình cao nhất ở Vòng 2 nhưng đã phải dừng lại ở Top4. Điểm số ở vòng thi lý thuyết đầu tiên của ROAR quá thấp và không đủ để cạnh tranh với các đội khác giành tấm vé vào trận đấu cuối cùng của Top2.

Điều đó cho thấy cuộc thi Bản lĩnh Marketer đòi hỏi ở một marketer không chỉ có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo mà còn cần phải có kiến thức nền tảng.

Vòng thi cuối cùng đã diễn ra theo đúng tinh thần của chủ đề cuộc thi. Qua hình thức thi các lượt phản biện giữa 2 đội chơi và giữa mỗi đội chơi với BGK, không khí của khán đài thực sự như bùng nổ, không khí cạnh tranh thể hiện rất quyết liệt.

Đối mặt với những câu hỏi dồn dập từ đối thủ Chân cánh, GR8 đã chứng tỏ được sự chững chạc hơn với cách trả lời khéo léo, sắc sảo. Đội chơi đã thể hiện được điểm mạnh của mình là sự xuyên suốt trong chiến dịch cũng như tính sáng tạo trong hình ảnh truyền thông là sự trưởng thành của cây xanh đồng hành cùng sự phát triển toàn diện của học sinh.

BGK đã đặt ra cho đội chơi một câu hỏi không hề dễ dàng rằng đội chơi sẽ xử lý như thế nào trước thực trạng khoảng 72,9% người được khảo sát nhầm lẫn giữa thương hiệu trường Đoàn Thị Điểm ở nội thành Hà Nội và trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark mà các thí sinh đang xây dựng chiến lược marketing. Trong đợt phản biện này, BGK thể hiện quan điểm của mình rằng việc nhầm lẫn thương hiệu này có thể tốt hoặc xấu, có thể có hai mặt của nó. Và dưới góc độ marketing cần phải làm gì để vẫn truyền tải được những gì mình muốn nhưng vẫn tận dụng được “lợi thế” từ việc chung một cái tên. Trong khi đó GR8 thể hiện quan điểm coi việc trùng tên là một sự bất lợi, đồng thời cần phải thực hiện độc lập, tách biệt hoàn toàn trong từng hình ảnh truyền thông, từng hoạt động marketing giữa 2 trường.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Phần phản biện của GR8 là phần thi cuối cùng trong đêm chung kết Bản lĩnh Marketer 2015

Như vậy, đi tới cuối chương trình, các đội chơi đã thể hiện bản lĩnh của mình theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là sự cạnh tranh để đọ kiến thức chuyên môn, đó có thể là sự tự tin và tâm huyết thuyết trong cách trình đề án của mình, hay đó còn là sự khéo léo, bình tĩnh và sắc sảo trong từng câu hỏi cho đối thủ, trong từng câu trả lời phản biện để bảo vệ cho thành quả của mình. Chính những điều ấy đã tạo nên một không khí bùng nổ cho Đêm Chung kết Bản lĩnh Marketer 2015.

Kết quả cuối cùng, GR8 đăng quang ngôi vị quán quân một cách đầy thuyết phục.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

GR8 đã trở thành người chiến thắng cuộc thi Bản Lĩnh Marketer 2015

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Chân cánh giành giải Nhì chung cuộc

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Giải Ba thuộc về hai đội BYBOL và ROAR

Ở các giải phụ, BYBOL đã đạt “Giải Sáng tạo” là một khóa học trị giá 10 triệu đồng đến từ nhà Tài trợ RIO Agency.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Với những ấn tượng của mình từ một đội thi mới chỉ là năm nhất Đại học, cùng với số điểm Vòng thuyết trình đề án cao nhất, ROAR hoàn toàn xứng đáng với “Giải Triển Vọng” trị giá 18 triệu đồng đến từ nhà bảo trợ chuyên môn và nhà tài trợ của cuộc thi: Học viện Thương Hiệu và truyền thông Sage.

Chung kết BLM2015: “Đáp án cho câu chuyện truyền thông ngành giáo dục!”

Cuộc thi Bản lĩnh Marketer 2015 đã chính thức khép lại sau hai tháng. Một chặng đường không quá dài nhưng đủ để các bạn trẻ đam mê bộ môn nghệ thuật Marketing trên cả nước có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Một chặng đường để BTC cuộc thi tìm ra những gương mặt xứng đáng nhất, chắp cánh cho những sinh viên sau này trở thành những marketer thực thụ.

Bản lĩnh Marketer 2016 sẽ quay trở lại, sẽ vẫn là một “hành trình bản lĩnh” dành cho những sinh viên yêu thích marketing và muốn thử thách mình.

Nguồn Bản lĩnh Marketer