Hệ thống cấp bậc của hàng hiệu – LV, Gucci chỉ là loại 2
Louis Vuitton và Gucci được giới siêu giàu, đặc biệt là ở Trung Quốc, đánh giá là chỉ là món đồ hạng 2, chỉ vì mức độ phổ biến và bị làm giả quá nhiều.
Nội dung nổi bật:
- Theo bảng xếp hạng độ sang trọng của các thương hiệu, những sản phẩm siêu sang được đặt hàng làm riêng chiếm vị trí đầu bảng. Kế tiếp là những sản phẩm càng khó kiếm, giá càng cao thì càng được giới nhà giàu mới nổi ưa chuộng.
- Theo đó thì Louis Vuitton và Gucci được giới siêu giàu, đặc biệt là ở Trung Quốc, đánh giá là chỉ là món đồ hạng 2, chỉ vì mức độ phổ biến và bị làm giả quá nhiều.
Nhãn hiệu là cách tốt nhất để khoe sự giàu có, và có một lượng lớn những triệu phú mới nổi trên toàn thế giới thích khoe khoang.
“Món hàng hiệu bạn dùng quan trọng hơn thu nhập thực sự của bạn”, giám đốc quản trị HSBC Erwan Rambourg viết trong cuốn sách mới đây của mình, “Triều đại hào nhoáng: tại sao ảnh hưởng của các tín đồ hàng hiệu Trung Quốc chỉ mới bắt đầu”.
Rambourg tạo ra một kim tự tháp các nhãn hàng để thể hiện các thương hiệu lớn được sắp xếp theo độ tiếp cận từ những món hàng xa xỉ hàng ngày như Starbuck tới các hàng xa xỉ cao cấp như kim cương Graff. Đây là bảng xếp hạng sức mạnh hàng hiệu:
Các thương hiệu hay sản phẩm gắn liền với mọi loại xa hoa đều có thể hưởng lợi từ sự sung túc ngày càng tăng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu quá dễ tiếp cận khó thu hút các người mua siêu giàu có hơn. Louis Vuitton, ví dụ, được xem là “thương hiệu dành cho thư ký” trong mắt nhiều người giàu có Trung Quốc.
“Louis Vuitton đã trở nên quá bình thường”, một tỷ phú nữ nói với giám đốc quản trị nhóm nghiên cứu thị trường Trung Quốc, Shaun Rein, vào năm 2011. “Mọi người đều có nó. Bạn thấy nó trong mọi nhà hàng ở Bắc Kinh. Tôi bây giờ thích Chanel hay Bottega Veneta hơn. Chúng mang tính độc nhất hơn”.
Gucci cũng đang đối mặt với vấn đề danh tiếng tương tự, trong khi các mặt hàng được đặt theo yêu cầu và các nhãn hàng ít người biết đến như Bottega Veneta thì lại đang được ưa chuộng.
“Tôi mua sản phẩm Maison Ullen tại Pháp – nó là một thương hiệu của Pháp, tất cả sản phẩm đều được sản xuất tại Ý”, Sara Jane Ho, nhà sáng lập của trường nghi thức hàng đầu Trung Quốc Học viện Sarita, nói với Business Insider. “Khi tôi trở lại Trung Quốc các học viên của tôi đều thắc mắc những món đồ của tôi đến từ đâu. Rất tự nhiên, trường của tôi trở thành điểm mua bán của Maison Ullens đơn giản bởi vì học viên của tôi rất yêu thích việc mua các sản phẩm của Maison Ullens”.
Dĩ nhiên, các món đồ may đo vẫn giữ vị trí là các sản phẩm sang trọng nhất.
“Cho dù đó là một rương may đo của Louis Vuitton dành cho những tín đồ rượu Scotch hay xì-gà, hoặc là một viên đá quý hiếm tại Graff, phân khúc của các sản phẩm siêu sang trọng và may đo theo yêu cầu không có giới hạn khi tất cả mọi giấc mơ điên rồ nhất (và cả giá cả) đều trở thành hiện thực”, Rambourg viết như thế.
Thanh Uyên
Nguồn Tri Thức Trẻ