'Kệ nó, cứ bắt tay vào làm thôi'
Trong khi tất cả mọi người xung quanh đặt hàng loạt các câu hỏi với thuật ngữ kinh doanh hay về ý tưởng phức tạp cho việc vạch ra tương lai, Branson lại trả lời rằng: "Kệ nó, cứ bắt tay vào làm thôi".
“Tôi lúc đã gần 30, có một doanh nghiệp, nhưng không ai biết tôi là ai vào thời điểm đó. Tôi đang trên đường đến quần đảo Virgin mà một cô gái rất xinh đẹp đang chờ tôi ở đó, vì vậy tôi đã, umm, rất kiên quyết tới đó.
Tại sân bay, chuyến bay cuối cùng của tôi đến Quần đảo Virgin đã bị hủy bỏ vì lí do bảo trì hay gì đó. Đã là chuyến bay cuối cùng trong đêm. Tôi nghĩ điều này thật vô lý, vì vậy tôi đã thuê một máy bay tư nhân để đưa mình đến quần đảo Virgin, mà lúc đó tôi không có đủ tiền để trả cho việc này.
Sau đó, tôi lấy một chiếc bảng đen nhỏ, viết dòng chữ "Virgin Airlines. $29", và đi về phía những người cũng cùng trên chuyến bay bị hủy. Tôi bán vé cho các ghế ngồi còn lại trên máy bay, sử dụng tiền của chính họ để trả cho chiếc máy bay tư nhân đó, và tất cả chúng tôi đã tới Quần đảo Virgin ngay trong đêm.”
-Richard Branson
Năm 1966, một cậu bé mười sáu tuổi mắc chứng khó đọc đã bỏ học. Với sự giúp đỡ của một người bạn, cậu đã lập ra một tạp chí dành cho sinh viên và kiếm tiền bằng cách bán quảng cáo cho các doanh nghiệp địa phương. Với chỉ một chút ít tiền để bắt đầu, cậu điều hành công việc trong một hầm mộ của nhà thờ địa phương.
Bốn năm sau đó, anh đã tìm cách để phát triển tạp chí nhỏ của mình và bắt đầu bán đĩa nhạc đặt hàng qua thư cho các sinh viên mua tạp chí. Đĩa bán chạy tới mức đủ để anh mở cửa hàng băng đĩa đầu tiên của mình trong năm tiếp theo. Sau hai năm bán băng đĩa, anh quyết định mở hãng thu âm và phòng thu của riêng mình.
Ông cho các nghệ sĩ địa phương thuê phòng thu, trong đó có Mike Oldfield. Trong cái phòng thu nhỏ đó, Oldfield đã sáng tác ca khúc nổi tiếng của mình, Tubular Bells, và nó trở thành tác phẩm đầu tiên được phát hành của hãng thu âm. Nhạc phẩm này đã bán được hơn 5 triệu bản.
Trong những thập kỷ tiếp theo, chàng trai trẻ đã mở rộng hãng thu âm của mình bằng cách thêm vào các ban nhạc như Sex Pistols, Culture Club, và Rolling Stones. Trong thời gian đó, anh tiếp tục các mở công ty như: doanh nghiệp hàng không, rồi đường sắt, sau đó là điện thoại di động, và rất nhiều nữa. Gần 50 năm sau đó, đã có hơn 400 công ty nằm dưới sự chỉ đạo của ông.
Giờ đây, cậu bé từng bỏ học và cứ bắt đầu mọi thứ mặc dù thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức đã trở thành tỷ phú. Tên của ông là Richard Branson.
Tôi đã gặp ngài Richard Branson như thế nào?
Hai tuần trước, tôi có tham gia một hội nghị ở Moscow, Nga và đã ngồi cách Branson khoảng 3m. Có 100 người khác ở xung quanh, nhưng tôi thấy chúng tôi như đang trò chuyện trong phòng khách ở nhà vậy. Ông mỉm cười rồi lại cười lớn. Câu trả lời của ông dường như không hề được chuẩn bị từ trước và rất chân thành.
Có một lúc, ông kể câu chuyện mình đã bắt đầu hãng hàng không Virgin Airlines như thế nào, nó dường như đúc kết được toàn bộ cách tiếp cận kinh doanh và cuộc sống của ông. Đây là phiên bản ông đã kể cho chúng tôi, với những gì tôi còn nhớ:
Tôi chụp bức ảnh này ngay sau khi ông kể lại câu chuyện đó. Một vài phút sau, chúng tôi đã đứng ngay cạnh nhau , rồi tôi cảm ơn ông vì đã chia sẻ chút thời gian với mọi người.
Thói quen của người thành công
Sau khi nói chuyện với nhóm của chúng tôi, Branson ngồi cùng với các chuyên gia công nghiệp để nói về tương lai của doanh nghiệp. Trong khi tất cả mọi người xung quanh đặt hàng loạt các câu hỏi với thuật ngữ kinh doanh hay về ý tưởng phức tạp cho việc vạch ra tương lai, Branson lại trả lời bằng những câu như: "Kệ nó, cứ bắt tay vào làm thôi"
Khi nhìn lên, tôi nhận ra rằng người nói những điều đơn giản nhất cũng chính là người duy nhất là tỷ phú. Nó khiến tôi phải tự hỏi, "sự khác biệt giữa Branson và tất cả mọi người khác trong phòng là gì?"
Dưới đây là những gì tôi cho rằng đã tạo nên sự khác biệt:
Branson không chỉ đơn thuần nói những câu, "Kệ nó, cứ bắt tay vào làm". Ông thực sự sống như vậy. Ông bỏ học và mở một doanh nghiệp. Ông ký hợp đồng Sex Pistols cho hãng thu âm của mình khi mọi người khác nói rằng nhóm nhạc này gây nhiều tranh cãi. Ông thuê một chiếc máy bay ngay cả khi không có tiền.
Khi mọi người khác kiếm lý do tại sao thời điểm này là chưa được, Branson lại lao vào làm ngay. Ông biết ngăn chặn sự trì hoãn và bước những bước đầu tiên – ngay cả khi nó rất khó khăn.
Bắt đầu ngay bây giờ
Branson là một người đặc biệt, nhưng tất cả chúng ta đều có thể học được gì đó từ cách tiếp cận của ông.
Nếu tóm tắt những thói quen của những người thành công vào một câu, nó sẽ là: Những người thành công khởi đầu trước khi họ cảm thấy sẵn sàng.
Nếu có người nào thực hiện ý tưởng của họ trước khi cảm thấy sẵn sàng để làm thì đó sẽ là Branson. Tên của đế chế kinh doanh của ông, Virgin, được lựa chọn vì khi Branson và các đối tác của ông bắt đầu, họ chỉ là "tân binh" trong việc kinh doanh.
Branson đã gây dựng nên nhiều doanh nghiệp, liên doanh, tổ chức từ thiện, và các cuộc thám hiểm đến mức ông không có thời gian để cảm thấy mình đã chuẩn bị đầy đủ trình độ hay kinh nghiệm, mà bắt đầu tất cả. Trong chất, đúng là ông ít nhiều chưa đủ điều kiện hoặc sự chuẩn bị để bắt đầu bất kỳ thứ nào trong số đó. Ông chưa bao giờ lái máy bay và không biết tý gì về kỹ thuật tàu bay, nhưng ông đã mở một công ty hàng không. Ông là một ví dụ hoàn hảo vì sao "những người được chọn" tự lựa chọn chính mình.
Nếu bạn đang thực hiện một cái gì đó quan trọng, thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy sẵn sàng. Một tác dụng phụ của công việc đầy thách thức là cùng lúc, bạn vừa bị kéo theo bởi sự phấn khích, vừa bị thúc đẩy bởi sự bối rối.
Bạn buộc phải cảm thấy không chắc chắn, không được chuẩn bị trước, và không đủ tiêu chuẩn. Nhưng hãy để tôi đảm bảo với bạn điều này: những gì bạn có ngay bây giờ là đủ rồi. Bạn có thể lập kế hoạch, trì hoãn, và xem xét lại hay gì cũng được, nhưng tin tôi đi, những gì bạn có bây giờ là đủ để khởi đầu rồi đấy.
Không quan trọng bạn đang cố gắng để bắt đầu một doanh nghiệp, giảm cân, viết một cuốn sách, hoặc đạt bất kỳ mục tiêu nào ... bạn là ai, những gì bạn có, và những gì bạn biết ngay bây giờ là đã đủ để “lên đường” rồi.
Chúng ta đều xuất phát tại cùng một mốc: không tiền, không tài trợ, không mối quan hệ, không kinh nghiệm.
Dù bạn có đang ở đâu trên thế giới và bất kể bạn đang làm gì, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu ngay trước khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Nội dung nổi bật:
- Bỏ học, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức nhưng cuối cùng Richard Branson cũng trở thành tỷ phú.
- Trong khi mọi người khác kiếm lý do tại sao thời điểm này là chưa được, thì Branson lại lao vào làm ngay.
- "Kệ nó, cứ bắt tay vào làm thôi"- câu nói tạo nên sự khác biệt của Branson.
James Clear
Nguồn Trí Thức Trẻ