Bài học từ Tết

Tôi tin rằng Tết cổ truyền cho chúng ta rất nhiều bài học về tiếp thị, quảng cáo và thương hiệu.

Hãy xem việc gói bánh chưng ngày Tết. Chúng ta thật ra thì không cần ăn bánh chưng, bánh tét ngày Tết vì cả năm chúng ta có thể ăn bất cứ lúc nào. Chúng ta cũng không cần phải nấu bánh vào ngày Tết vì chúng ta có thể mua được. Nhưng bản thân cái bánh không định vị là để ăn mà là chất keo gắn kết gia đình.

Ai đó nói rằng “quây quần bên nhau gói bói chưng là lúc chúng ta trò chuyện, nói cho nhau nghe nhe về năm cũ, dự định cho năm mới”. Trường hợp này không khác gì việc chúng ta không bán nước hoa mà chúng ta bán niềm hy vọng.

Bài học từ Tết

Không chỉ gói bánh chưng, mà cả việc lì xì, mua hoa, đi hái lộc đều mang trong mình nó những giá trị khác, phục vụ một nhu cầu vượt xa giá trị lý tính. Và đó cũng chính là bài học cơ bản của quảng cáo.

Một bài học nữa mà ta có thể học từ Tết là bài học biểu tượng. Mỗi một thương hiệu đều mang cho mình một biểu tượng, một liên tưởng mà khi chúng ta nhìn thấy nó là chúng ta nhớ đến thương hiệu. Biểu tượng mạnh sẽ giúp cho chúng ta phải chạy ngay ra chợ mua hàng. Chúng ta nghe câu “Đàn ông đích thực”, chúng ta nhớ đến X-men. Chúng ta thấy nhạc hiệu Champion League vang lên, nhắc cho ta nhớ đến bia Heineken. Chúng ta thấy đàn én vàng bay về thì chúng ta nhớ đến Coke.

Tết cũng vậy. Tết có pháo, có mai, có đào, có cái lạnh lạnh ngày xuân, có quần áo mới. Tất cả điều đó làm cho ta nhớ đến Tết ngay lập tức. Như ai đó nói rằng, “sáng ra, nghe người ta nói tối nay cúng ông Táo, mới chợt nh là Tết sắp về”. Biểu tượng, liên tượng không đơn giản được tạo dựng trong ngắn hạn, nó tạo ra, nhắc nhỡ một cách đồng nhất từ năm này qua năm khác.

Bài học từ Tết

Thương hiệu nào sở hữu càng nhiều biểu tượng, càng nhiều liên tưởng trong tâm trí khách hàng thì khả năng thương hiệu đó được nhớ đến càng cao.

Và nếu một biểu tượng nào đó bị mất đi, quả là một thiệt thòi cho thương hiệu đó. Hệt như Tết không còn pháo.

Nguồn Phương Hồs Blog