Sony khăng khăng sẽ kiếm đậm sau khi bị hack 'tơi tả'
Sony tuyên bố sẽ đạt được mức lợi nhuận 20 tỷ yen (tương đương 170 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào 31/3/2015.
Nội dung nổi bật:
- Lãnh đạo Sony khẳng định vào thứ 4 rằng, lợi nhuận hàng quý của công ty sẽ tăng gấp 3 lần và nâng triển vọng trong cả năm tới.
- Giám đốc tài chính Kenichiro Yoshida nói rằng: “Nỗ lực tái cấu trúc đã diễn ra trong một thời gian và chúng tôi đang nhìn thấy kết quả. Quyết định loại bỏ mảng kinh doanh máy tính cá nhân vào năm ngoái là một sự kiện lớn. Nó đánh dấu sự thay đổi trong tư duy của người lao động”.
- Atsushi Osanai - giáo sư đến từ trường kinh doanh Waseda thì nói: “Quá sớm nếu nói một Sony mạnh mẽ sẽ quay trở lại. Những gì Sony cần làm từ bây giờ là tập trung vào những mảng kinh doanh đã được chọn lựa và đạt được hạng A trong mỗi mảng”.
Thứ 4 tuần này, tập đoàn Sony cung cấp nhiều dấu hiệu cho thấy hy vọng rằng thập kỷ mất mát vừa qua của công ty tại mảng kinh doanh điện tử sẽ sớm chấm dứt, lợi nhuận hàng quý của công ty sẽ tăng gấp 3 lần và nâng triển vọng trong cả năm tới.
Vốn đã quen với xu hướng giảm và bỏ lỡ dự đoán, các nhà đầu tư vào Sony tỏ ra ngạc nhiên khi công ty này tuyên bố sẽ đạt được mức lợi nhuận 20 tỷ yen (tương đương 170 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào 31/3/2015. Trong khi đó, trước đây công ty này đưa ra dự đoán rằng, công ty có thể chịu khoản thua lỗ lên tới 40 tỷ yen. Dự đoán đầy triển vọng kể trên phần lớn nhờ doanh số bán hàng tăng mạnh của những sản phẩm như PlayStation và chính sách cắt giảm chi phí.
Những người quan sát Sony thì vẫn tỏ ra thận trọng với tuyên bố của hãng bởi đa phần các công ty gây tò mò với 1 hoặc 2 quý tăng trưởng mạnh mẽ thì sau đó lại sớm rơi vào tình trạng khủng hoảng. Bên cạnh game và sản xuất bộ cảm biến, một vài mảng kinh doanh khác của Sony cũng có tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, Amir Anvarzadeh - lãnh đạo công ty môi giới BGC Partners nói rằng kết quả kinh doanh của công ty đã làm tăng mức độ tự tin của ông về việc Sony sẽ đạt được mức dự đoán về con số 500 tỷ yen lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính tiếp theo. “3 con số là mức có thể đạt được”, ông nói.
CEO Kazuo Hirai và Giám đốc tài chính Kenichiro Yoshida đã rất nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí và loại bỏ những mảng kinh doanh không mang lại lợi nhuận của công ty. Năm ngoái, Sony đã bán mảng kinh doanh máy tính cá nhân của họ và chia tách doanh nghiệp truyền hình thành công ty riêng. Sau 1 thập kỷ mất mát, mảng truyền hình đã có triển vọng trở lại và hy vọng đạt được lợi nhuận khoảng 13 tỷ yen trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 tới.
“Nỗ lực tái cấu trúc đã diễn ra trong một thời gian và chúng tôi đang nhìn thấy kết quả. Quyết định loại bỏ mảng kinh doanh máy tính cá nhân vào năm ngoái là một sự kiện lớn. Nó đánh dấu sự thay đổi trong tư duy của người lao động”, ông Yoshida phát biểu trong một buổi hội thảo diễn ra vào tháng 4/2014.
Thứ 4 vừa qua, công ty này cũng tuyên bố rằng họ sẽ cắt giảm thêm 1.100 nhân sự trong mảng kinh doanh di động vốn đang phải vật lộn chiến đấu với Apple và Samsung. Kể từ năm 2008, toàn bộ nhân viên tại Sony đã giảm xuống còn 140.900 từ mức 180.500 người.
Tổng lợi nhuận của Sony đã tăng gấp 3 lần trong quý tính từ tháng 10 - 12/2014 lên mức 89 tỷ yen từ con số 26,4 tỷ yen/năm.
Sony cũng tăng dự báo doanh thu của mình trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 lên mức 8 nghìn tỷ yen từ mức 7,8 nghìn tỷ yen và lỗ ròng 170 tỷ yen so với dự đoán đầu năm là 230 tỷ yen. Dự đoán lỗ chủ yếu là do mảng kinh doanh điện thoại di động sa sút của công ty.
Trong khi đó, tổng lợi nhuận của hãng này đã tăng gấp 3 lần trong quý tính từ tháng 10 - 12/2014 lên mức 89 tỷ yen từ con số 26,4 tỷ yen/năm. Mức này cao hơn gần gấp 3 lần so với dự đoán của các chuyên gia phân tích.
Tuy vậy, kết quả tốt đẹp này không kéo dài được lâu bởi vụ hacker tấn công vào mảng kinh doanh phim ảnh của công ty trong tháng 11. Sony thì nói rằng ảnh hưởng tài chính của vụ việc này không quan trọng và khẳng định dù từ tháng 1 – 3 tới sẽ phải chi 1,8 tỷ yen để “điều tra và khắc phục” vụ việc nhưng hãng vẫn dự đoán lợi nhuận hoạt động cả năm sẽ đạt khoảng 54 tỷ yen, chỉ giảm nhẹ so với mức 58 tỷ yen vào đầu năm.
Thực tế hiện Sony vẫn phải đối mặt với khó khăn tại một vài mảng kinh doanh.
Doanh số bán điện thoại thông minh sụt giảm đã đập tan hy vọng trở thành người dẫn đầu trong thị trường này. Bên cạnh đó, công ty cũng đang phải chịu mất mát tại thị trường Trung Quốc bởi các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ như Xiaomi. Cũng vào năm ngoái, Sony đã chuyển hướng chiến lược điện thoại thông minh của mình tập trung vào các mẫu cao cấp và bán lại một số thị trường có chọn lọc.
Dẫu vậy, mảng kinh doanh di động vẫn góp được một phần nhỏ lợi nhuận cho toàn công ty vào quý vừa qua mặc dù dự đoán sẽ thua lỗ 215 tỷ yen.
Mảng kinh doanh máy ảnh của Sony cũng đang bị thu hẹp lại. Công ty đã nâng dự đoán lợi nhuận hàng năm lên mức 53 tỷ yen so với mức 52 tỷ yen trước đó và đổ lỗi khó khăn do đồng yen yếu khiến xuất khẩu Nhật Bản khó cạnh tranh về giá.
“Quá sớm nếu nói một Sony mạnh mẽ sẽ quay trở lại. Những gì Sony cần làm từ bây giờ là tập trung vào các mảng kinh doanh đã được chọn lựa và đạt được hạng A trong mỗi mảng”, Atsushi Osanai - giáo sư đến từ trường kinh doanh Waseda nói.
Trong khi Sony phải chật vật bán điện thoại thông minh, họ cũng được hưởng lợi một phần từ doanh số bùng nổ của những chiếc iPhone của Apple. Lý do là bởi mỗi chiếc iPhone sử dụng bộ cảm biến hình ảnh do Sony sản xuất. Sony tuyên bố kế hoạch trong tuần này sẽ mở rộng nhà máy sản xuất cảm biến tại Nhật Bản trong bối cảnh đồng yen yếu giúp giảm chi phí sản xuất.
Phương Linh
Nguồn Trí Thức Trẻ