Ngân hàng ANZ: Giá dầu giảm "sốc", niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn không tăng

Có 50% (không thay đổi) người tiêu dùng cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới và chỉ có 14% (giảm 1%) người tiêu dùng dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.

Tóm tắt:

- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tháng 1/2015 đã giảm nhẹ xuống 135.4 điểm (giảm 0.2 điểm phần trăm so với tháng trước)

- Sự sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới cũng không ngăn cản được việc niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục giảm nhẹ trong những tháng vừa qua.

- Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam không chỉ chịu sự chi phối của sự phát triển trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế, tài chính và chính trị của các nền kinh tế nước ngoài.

- Báo cáo cho rằng, năm 2015 với niềm tin của người tiêu dùng VN vẫn được duy trì và có phần nhỉnh hơn mức trung bình của năm 2014.

Báo cáo mới nhất về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã giảm nhẹ xuống 135.4 điểm (giảm 0.2 điểm phần trăm) trong tháng 1 và hiện vẫn nhỉnh hơn mức trung bình của năm 2014 là 133.3 điểm.

Xét về tình hình tài chính cá nhân hiện tại, 33% (giảm 1%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” so với năm trước, trong khi đó 21% (giảm 1%) cho biết tài chính gia đình họ “xấu đi”.

Cũng theo báo cáo, có 50% (không thay đổi) người tiêu dùng cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới và chỉ có 14% (giảm 1%) người tiêu dùng dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.

Ngân hàng ANZ: Giá dầu giảm sốc, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn không tăng

Nhìn xa hơn, 57% (giảm 2%) người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng rằng tình hình nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới (đây là tỷ lệ thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 6 - 2014) so với 7% (giảm 1%) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng nền kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”.

Ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ cho rằng: “Sau một năm 2014 đầy biến động, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu năm 2015 với niềm tin vẫn được duy trì và có phần nhỉnh hơn mức trung bình của năm 2014.

Điều đáng chú ý nhất của các báo cáo về niềm tin người tiêu dùng Việt Nam là sự sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới cũng không ngăn cản được việc niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục giảm nhẹ trong những tháng vừa qua.

“Thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng cả hai đánh giá về triển vọng kinh tế và tài chính ở Việt Nam trong một (01) năm và năm (05) năm tới đều suy giảm nhẹ trong 3 tháng gần đây” – Ông Glenn Maguire nói .

Ông Glenn Maguire cho rằng, sự suy thoái đang diễn ra ở Trung Quốc và các tác động qua lại giữa sự suy thoái này với sự sụt giảm giá dầu thế giới có thể là nguyên nhân khiến niềm tin người tiêu dùng Việt Nam hiện đang không phục hồi mạnh như các nước láng giềng trong khu vực.

Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam không chỉ chịu sự chi phối của sự phát triển trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nền kinh tế nước ngoài.

Điều thú vị đáng chú ý là sự giảm mạnh của giá dầu hiện nay lại ít tác động đến niềm tin người tiêu dùng hơn so với mức ảnh hưởng của suy thoái (tiêu cực) và những cải thiện (tích cực) trong quan hệ với Trung Quốc trong suốt năm 2014. Điều này cũng có thể phản ánh thực tế là mức giảm giá xăng dầu trong nước (giảm đến 12% kể từ tháng 7 – 2014) ít hơn rất nhiều so với mức giảm của giá dầu thế giới.

Quan trọng hơn, điều này cho thấy rõ niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam không chỉ chịu sự chi phối của sự phát triển trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế, tài chính và chính trị của các nền kinh tế nước ngoài.

“Nhìn từ đánh giá tác động của suy thoái của Trung Quốc lên niềm tin người tiêu dùng Việt Nam có phần mạnh hơn so với việc giá dầu giảm mạnh có thể dự đoán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể tiếp tục vẫn "loanh quanh" ở mức hiện tại và ít phản ứng với việc giảm giá dầu hơn so với các nước khác trong khu vực Châu Á” – Báo cáo nêu.

Khánh Nhi
Nguồn Trí Thức Trẻ