VietJet Air liên kết cùng ông lớn Google
Hãng hàng không giá rẻ VietJet đã tiến tới một thoả thuận đầy bất ngờ với Google, theo đó thương hiệu tìm kiếm lớn nhất thế giới sẽ tư vấn và hỗ trợ cho VietJet các chiến lược digital và tăng trưởng mà VietJet đang tìm kiếm, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường ra khu vực Bắc Á và Ấn Độ.
Giám đốc điều hành của VietJet, ông Lưu Đức Khánh tuyên bố rằng Google sẽ hỗ trợ VietJet trong việc tìm hiểu hành vi và thói quen của hành khách từ đó đưa ra các giải pháp digital hướng tới phục vụ các khách hàng tiềm năng tại những thị trường mới.
Ông Khánh cho biết thêm: “Hàng không là ngành cạnh tranh rất phức tạp và chúng tôi kỳ vọng rằng công nghệ sẽ mang đến cho chúng tôi lợi thế lớn. Google sẽ cố vấn cho chúng tôi trên nhiều hoạt động bao gồm cả chiến lược”. Tuy nhiên, có vẻ ông Khánh vẫn còn khá mơ hồ khi đề cập đến các chi tiết trong thoả thuận với Google.
VietJet là hãng hàng không sở hữu tư nhân còn khá non trẻ trên thị trường, nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Gia nhập ngành hàng không vào năm 2011, hãng hoạt động với đội bay 12 phi cơ, trên 22 tuyến đường bay nội địa và quốc tế. Ông Khánh cũng chia sẻ thêm về tham vọng thống trị thị trường nội địa cũng như các kế hoạch mở rộng phạm vi kinh doanh ra khu vực quốc tế. Ông tuyên bố thị phần của hãng đạt 35%, đưa VietJet trở thành một trong những người đứng đầu ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam.
Phần lớn doanh thu của VietJet được dành để nâng cấp đội bay. Gần đây, hãng đã cho đặt hàng 63 chiếc Airbus A320, cùng với khoản đặt cọc 9,1 tỷ USD cho hơn 30 chiếc đầu tiên. Ông Khánh tiết lộ sẽ có khoảng từ 6 đến 12 máy bay được bổ sung trong năm, nhằm đáp ứng kế hoạch tăng tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế tại Singapore, Băng- cốc, Đài Bắc, CampuchiavàHàn Quốc. VietJet cũng nhìn thấy tiềm năng từ các thị trường Ấn Độ, Malaysia, Hong Kong, Philippines và nhiều thành phố Trung Quốc.
Theo ông Khánh, VietJet đã và đang xây dựng thương hiệu theo cách hiệu quả nhất về mặt chi phí. Hãng dành ra ít nhất 10% doanh thu cho quảng cáo và marketing. Các chiến dịch quảng bá của VietJet phần lớn do chính công ty thực hiện và hiếm khi VietJet nhờ đến TV và báo chí. Thay vào đó, VietJet đầu tư rất nhiều vào digital và PR. Chẳng hạn, năm ngoái VietJet đã khai trương tuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt bằng sự kiện diễu hành trên xe ngựa của các tiếp viên và phi công xuyên qua thành phố Đà Lạt.
Các chiến dịch quảng bá của VietJet phần lớn do chính công ty thực hiện và VietJet đầu tư rất nhiều vào digital và PR.
Tuy nhiên, VietJet cũng đã vướng vào không ít rắc rối với nhiều chiến dịch gây tranh cãi. Năm ngoái, hãng đã phải hứng “gạch đá” vì bộ hình gợi cảm của những cô người mẫu đồ lót tạo dáng trên máy bay VietJet. Năm 2012, VietJet đã bị xử phạt hành chính do tổ chức các tiếp viên nữ mặc bikini nhảy múa trên máy bay.
Phản hồi về vấn đề này, ông Khánh cho rằng: “Hành khách và các khách hàng của chúng tôi là những người trẻ, vậy nên các chiến lược marketing của chúng tôi được tập trung trên nhóm đối tượng này”. Đúng như vậy, 70% dân số Việt Nam dưới độ tuổi 30, 80% người sử dụng dịch vụ hàng không nằm dưới độ tuổi 50.
VietJet cũng cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế về giá và đặt biệt giá của hãng thường rẻ hơn so với đối thủ. Khi VietJet khai phá thị trường Singapore vào tháng 5, 2014. VietJet đã cho bán vé chuyến Singapore đi Thành phố Hồ Chí Minh với giá chỉ 2 USD.
Ông Khánh cho biết thêm: “Chúng tôi muốn đưa ra một khái niệm mới về hàng không giá rẻ. Chúng tôi mang đến những máy bay tốt và dịch vụ tốt và đây là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của chúng tôi”.
Byravee Iyer
Nguồn Campaign Asia