Google từ chối gần 60% yêu cầu “được lãng quên”

Google từ chối gần 60% yêu cầu “được lãng quên”

Từ tháng 5 đến nay, Google đã nhận được gần 145.000 yêu cầu “được lãng quên”, trong đó 20% đến từ Pháp. Phần lớn các yêu cầu này có kết nối đến Facebook hay các công cụ tìm kiếm như Yatedo, Yasni.

Không phải ai cũng được sử dụng quyền được lãng quên. Theo Google, chỉ 41,8% đề nghị gửi đến Hãng thỏa mãn những yêu cầu do Hãng đưa ra. Hồi tháng 6, theo quyết định của Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu, Google đồng ý rằng người dùng internet có quyền đề nghị công cụ tìm kiếm này xóa bỏ các kết quả tìm kiếm liên quan đến họ. Nhưng Google đã không đáp ứng hết toàn bộ 144.954 yêu cầu nhân danh quyền thông tin này.

Hãng đưa ra nhiều ví dụ về đề nghị xóa bỏ thông tin không thỏa mãn được yêu cầu để làm dẫn chứng. “Một chuyên giá tài chính đã yêu cầu chúng tôi loại bỏ hơn 10 liên kết dẫn đến các trang web liên quan đến lệnh bắt và kết án ông ta vì những gian lận tài chính”; “một người khác yêu cầu chúng tôi loại bỏ các liên kết dẫn đến các bài báo đề cập đến việc người này bị sa thải vì có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc”; “một bác sĩ đã yêu cầu chúng tôi loại bỏ hơn 50 liên kết dẫn đến các bài báo liên quan đến một bài tham luận không tốt”… Nhưng bên cạnh đó, Google đã chấp nhận xóa Google từ chối gần 60% yêu cầu “được lãng quên”bỏ các liên kết liên quan đến nạn nhân một vụ hãm hiếp hay một phụ nữ có chồng bị sát hại từ nhiều thập kỷ trước.

Nếu một số quốc gia châu Âu có tỉ lệ đề nghị đạt yêu cầu rất thấp (34% đối với Tây Ban Nha, 35% đối với Anh, 29% đối với Ai-len) thì trái lại, một số nước khác có số đề nghị được chấp nhận nhiều: Áo (54%), Đức (53%) hay Pháp (51,1%). Pháp là nước có lượng đề nghị cao nhất với 28.912 yêu cầu liên quan đến 89.168 liên kết, chiếm đến 20% lượng yêu cầu của cả châu Âu.

Google cũng tiết lộ các trang web bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những yêu cầu xóa bỏ này. Với 3.332 liên kết bị xóa bỏ, thật đáng ngạc nhiên là Facebook chiếm vị trí đầu tiên dù trang mạng xã hội này cho phép người dùng ngăn chặn việc hồ sơ của mình được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Đây là dấu hiệu cho thấy các biện pháp bảo mật vẫn còn phức tạp đối với phần lớn người dùng mạng. Và một minh chứng khác cho điều này là vị trí thứ hai của Profile Engine.

Bộ máy tìm kiếm này được chuyên biệt hóa để tổng hợp mọi thông tin mà người dùng Facebook đặt ở chế độ "công khai" tức mọi người dùng internet đều có thể xem được, như email, số điện điện thoại, công việc hay trường học.

Các trang như Yasni, Yatedo hay 192.com, hoạt động với cùng một nguyên tắc như trên, cũng có mặt trong bảng xếp hạng này. Đối với Badoo, trang web hẹn hò miễn phí thường xuyên bị cáo buộc tạo hồ sơ giả từ các thông tin trên internet, đứng thứ tư trong top 10, với hơn 2.000 liên kết bị xóa bỏ.

Ngọc Trân / Le Figaro
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư