7 sai lầm khi làm truyền thông mạng xã hội
Thương hiệu đang cố gắng đạt đến tầm trí lực có thể nhanh chóng tạo ra nhiều nội dung trong một ngày - bởi vậy họ thường gặp rất nhiều lỗi.
Thương hiệu rất dễ "lên nhầm" chuyến xe "phong trào" khi làm truyền thông mạng xã hội vào sai thời điểm hay đôi khi là sai phương pháp, và đó gần như lúc nào cũng là điều họ mong muốn. Bài viết dưới đây muốn giúp "kéo" họ ra khỏi vực thẳm sai lầm mà họ tưởng như thiên đường ấy bằng việc cách nhân cách hóa thương hiệu như một con người thường xuyên thực hiện những lỗi sai ấy.
"Thương hiệu đang cố gắng đạt đến tầm trí lực có thể nhanh chóng tạo ra nhiều nội dung trong một ngày - bởi vậy họ thường gặp rất nhiều lỗi." – Robert Schapiro, Giám đốc sáng tạo của công ty Brunner đã nhận định.
Nói bằng nhiều "tiếng nói" khác nhau
Thương hiệu thường quên phải mặc "đồng phục", nói cùng một "tiếng nói" xuyên suốt thế giới mạng xã hội. Sự đa dạng, Sự đa tính cách chính hình ảnh thương hiệu trên các mạng xã hội khác nhau sẽ khiến người xem vô cùng bối rối.
Là nhân viên văn phòng, là chàng trai lãng tử, là một tên trộm hay một gã rock-chic. Chỉ có thương hiệu lựa chọn họ là ai?
Trả tiền cho "likes"
Nếu những sản phẩm của thương hiệu thật sự tốt, họ sẽ tự nói lên cho chính mình. Mua likes hoặc shares hoàn toàn không phải là cách hay để dành được thắng lợi trên mạng xã hội mà còn khiến thương hiệu của bạn bị xem rẻ. Phương pháp để tới được phân khúc khách hàng chính là sự thu hút tự nhiên của chính sản phẩm.
Bao nhiêu cho đủ? Hãy để được yêu bằng chính những gì thương hiệu có.
Chỉ thích mỗi bài của bạn thôi!
Đấy không chỉ là một cách ngớ ngẩn mà còn đem lại một ấn tượng không mấy hay ho về thương hiệu. Người xem sẽ nghĩ rằng thương hiệu đó thật kinh khủng hoặc có cái tôi quá lớn. Sự tập trung nên hướng vào khách hàng và người hâm mộ, chứ không phải là việc "không biết xấu hổ là gì khi tự quảng bá chính mình".
Và bạn biết điều gì xảy ra sau đó không? Tạm biệt thương hiệu mình sớm đi nhé.
Phản hồi quá chậm trễ
Trong thế giới ngày nay, mọi thứ đều vụt nhanh như tốc độ ánh sáng, con người ta đã không còn nhiều kiên nhẫn nữa, đặc biệt là trên mạng xã hội. Vì vậy, phải buộc thương hiệu hồi đáp bất cứ điều gì, bằng bất cứ giá nào, một cách nhanh chóng nhất.
Hãy hồi đáp ngay để chắc chắn rằng bạn không vụt mất "người mà bạn yêu"
Phủ nhận các bài viết tiêu cực
Internet là một không gian mở và mọi thứ không phải lúc nào cũng tràn ngập màu hồng. Thay vì giấu nhẹm đi những comment tiêu cực và không dám thừa nhận chúng. Thương hiệu nên dùng nó như một cơ hội để tham gia vào sâu hơn cùng họ, xoa dịu họ và có thể dành được niềm ưu ái của người hâm mộ mới này.
Giấu những comment tiêu cực không có nghĩa là chúng chưa từng tồn tại.
Ăn cắp thành quả của người khác
Thương hiệu ngày một sáng tạo trên chính những thành quả của mình, và một khi họ làm tốt, điều đó sẽ tạo tiếng vang đến những người hâm mộ. Nhưng hãy luôn nhớ, ý tưởng phải tự thương hiệu tạo nên, không ăn cắp từ người khác.
Dù có làm bất cứ điều gì. Đừng ăn cắp ý tưởng nhé!
Nói quá nhiều về mình
Bất cứ một xu hướng văn hóa hay một của thảo luận nào đều không có nghĩa đó là lời mời cho thương hiệu bước vào để giới thiệu và bán sản phẩm của mình. Thương hiệu không nên tự hạn chế chính mình vào chuyên môn hay sản phẩm của họ. Thay vào đó, họ nên tham gia vào những cuộc đàm thoại hằng ngày của con người với con người, của thương hiệu với người hâm mộ – nhưng chỉ khi điều đó đồng cảm với họ và cách đó không làm quá lên. Vì cuối cùng, những điều thương hiệu làm tất cả đều dành cho người hâm mộ, người xem – không phải là thương hiệu.
Chẳng ai quan tâm đến chi tiết cả. Hãy tập trung vào cuộc hội thoại thôi.
Bông Bùi / Pittsburgh ad agency Brunner
Nguồn Chiến lược Marketing