Bộ đòi dán tem bia, doanh nghiệp phản đối

Ban soạn thảo nghị định quản lý sản xuất kinh doanh bia đã quyết định bỏ nội dung cấm kinh doanh bia vỉa hè ra khỏi dự thảo nhưng quy định dán tem bia vẫn còn.

Ông Phan Chí Dũng, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - đơn vị chủ trì soạn thảo, cho biết:

- Sau một thời gian đưa ra xin ý kiến nhân dân, ban soạn thảo đã quyết định điều chỉnh lại một số quy định. Như việc kinh doanh trên vỉa hè đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đô thị của các địa phương và của ngành giao thông công chính, nên quy định việc bán bia trên vỉa hè tại nghị định này không đề cập nữa, vì không cần thiết.

Đối với việc bán bia cho người đang mang thai, cho con bú, cho người điều khiển các phương tiện giao thông... dự thảo quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm in cảnh báo về tác hại của việc sử dụng bia với các đối tượng này trên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng tự giác thực hiện.

Bộ đòi dán tem bia, doanh nghiệp phản đối

Tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm bia, như thành phần nguyên liệu, nồng độ cồn, hạn sử dụng... đều được các doanh nghiệp sản xuất ghi rõ trên vỏ lon. Do đó, việc dán thêm tem bia, theo các doanh nghiệp là hoàn toàn không cần thiết - Ảnh: T.T.D.

Chuyển từ cấm thành cảnh báo

Ông Phan Chí Dũng, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - đơn vị chủ trì soạn thảo, cho biết:

- Sau một thời gian đưa ra xin ý kiến nhân dân, ban soạn thảo đã quyết định điều chỉnh lại một số quy định. Như việc kinh doanh trên vỉa hè đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đô thị của các địa phương và của ngành giao thông công chính, nên quy định việc bán bia trên vỉa hè tại nghị định này không đề cập nữa, vì không cần thiết.

Đối với việc bán bia cho người đang mang thai, cho con bú, cho người điều khiển các phương tiện giao thông... dự thảo quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm in cảnh báo về tác hại của việc sử dụng bia với các đối tượng này trên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng tự giác thực hiện.

ÔngNguyễn Văn Việt (chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát VN):

Không nên dán tem bia

Thật ra những quy định như cấm bán bia vỉa hè không phải điều cốt yếu trong dự thảo nghị định về sản xuất kinh doanh bia.

Đó là những điều ban soạn thảo đưa vào để theo đúng các văn bản trước đó, có cũng chưa chắc thực hiện được.

Mặc dù gây tranh cãi, nhưng cái ảnh hưởng lớn hơn là quy định bia phải dán tem thì sau nhiều ý kiến, hiện ban soạn thảo vẫn giữ nguyên.

Đây là điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp và nên bỏ, vì nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại, các doanh nghiệp đều phản ứng.

Chuyển từ cấm thành cảnh báo

* Phải chăng do dư luận không đồng tình nên ban soạn thảo rút lại? Có phải rút kinh nghiệm gì ở đây không về việc đưa ra các quy định không đảm bảo khả thi?

- Việc điều chỉnh như trên trước hết là để quy định phù hợp hơn với thực tế. Như với việc kinh doanh trên vỉa hè về nguyên tắc vỉa hè không phải là nơi kinh doanh đối với tất cả mặt hàng không chỉ là bia, theo quy định về quản lý đô thị của các địa phương việc kinh doanh trên vỉa hè đều bị cấm.

Vì vậy, quy định cấm kinh doanh trên vỉa hè đối với bia là không đủ và lại chồng chéo với các quy định về quản lý đô thị tại các địa phương. Vì vậy, điều 16 của nghị định bỏ quy định về bán bia vỉa hè nhưng có quy định thêm không được thực hiện “các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật”.

Đối với những người đang mang thai, cho con bú, những người có biểu hiện say, tiền sử lạm dụng rượu bia thì đúng là việc uống bia là quyền của từng cá nhân.

Vì vậy, không thể cấm những người đó uống bia, nhưng việc cảnh báo cho họ về tác hại nếu họ uống bia là cần thiết.

Bộ đòi dán tem bia, doanh nghiệp phản đối

Các doanh nghiệp cho rằng dán tem bia là không cần thiết, trong khi lại rất tốn kém - Ảnh: T.T.D

* Vấn đề dán tem bia khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng khi triển khai sẽ khiến tăng chi phí tới 1.700 tỉ đồng/năm. Vì sao dự thảo nghị định vẫn giữ?

- Hiện tại, Bộ Công thương được Chính phủ giao triển khai “đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bia thông qua việc dán tem”.

Bộ Công thương đang triển khai nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, dự thảo nghị định vẫn giữ nội dung này, sau này nếu đề án chứng minh được hiệu quả của việc dán tem thì vẫn được quy định trong nghị định. Trường hợp nếu việc dán tem không được Thủ tướng phê duyệt do không có hiệu quả thì quy định này sẽ được bỏ ra.

Tuy nhiên, ở đây cũng phải nói rõ việc dán tem là để tăng cường công tác quản lý nhà nước và của bản thân doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia. Nó góp phần rất lớn trong việc chống hàng giả, chống nhập lậu, chống gian lận thương mại.

Từ đó chống thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Việc dán tem là để tăng cường công tác quản lý nhà nước và của bản thân doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia.

Khi đề án được triển khai, doanh nghiệp sẽ phải mất chi phí, nhưng nếu bỏ chi phí để dán tem mà giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng tốt hơn, đảm bảo lợi ích thuế của Nhà nước, giúp truy xuất nguồn gốc, giảm gian lận, buôn lậu... và lợi ích đủ lớn thì đó là việc nên làm. Tuy nhiên, đây đúng là vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau, nên ban soạn thảo sẽ nghe thêm ý kiến của công luận.

* Dự thảo nghị định còn cấm bán qua phương tiện điện tử. Điều này gây khó và chưa phù hợp với xu hướng hiện tại?

- Điểm này ban soạn thảo cũng sẽ điều chỉnh lại, theo hướng sẽ nói rõ hơn. Không cho bán hàng qua mạng, bán qua máy bán hàng tự động, vì nó liên quan đến quy định cấm bán bia cho người dưới 18 tuổi.

Cũng giống thuốc lá, chúng ta phải kiểm soát, vì nếu qua máy bán hàng tự động thì ai cũng có thể mua, và các quy định hạn chế không còn tác dụng. Còn giao dịch qua phương tiện điện tử, đó là quyền của doanh nghiệp, Nhà nước không cấm.

Sản xuất bia vẫn phải xin phép

* Có lo ngại việc cấp phép sản xuất bia là tăng quyền cho Bộ Công thương. Việc tập trung sửa những vấn đề thật ra đã được quy định ở văn bản khác, nhưng vẫn giữ quy định như cấp phép, khiến có những lo ngại về tăng chi phí không chính thức?

- Theo quy định hiện nay, bia không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy hiện nay sản xuất bia không cần giấy phép. Tuy nhiên tại quyết định 244/2014 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu việc cấp phép đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bia nên trong dự thảo có quy định việc cấp phép đối với sản xuất bia để lấy ý kiến.

Tuy nhiên, để quy định cấp phép sản xuất bia có căn cứ, Bộ Công thương đã có ý kiến với Bộ Kế hoạch - đầu tư để bổ sung bia vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Bộ đòi dán tem bia, doanh nghiệp phản đối

Thực tế tại buổi hội thảo để góp ý cho dự thảo nghị định, các doanh nghiệp sản xuất bia nhìn chung cũng đồng tình với quy định này. Vì trong thực tế hiện nay việc sản xuất bia đã đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc đầu tư vào sản xuất bia cũng cần có kiểm soát thông qua việc cấp phép để tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí cho xã hội.

Song, nếu có cấp phép, Bộ Công thương sẽ theo tinh thần về cải cách hành chính của Chính phủ, thì các điều kiện để cấp phép cũng sẽ được quy định đơn giản hóa, dễ thực hiện.

* Nếu dự thảo nghị định này được thông qua sẽ giúp được gì cho công tác quản lý, tiêu dùng của dân?

- Chắc chắn nghị định mới sẽ giúp việc sản xuất, kinh doanh bia đi vào nề nếp hơn, Nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, tránh lãng phí do đầu tư tràn lan dẫn đến khủng hoảng thừa, chất lượng bia sẽ được kiểm soát tốt hơn.

Môi trường kinh doanh bình đẳng của doanh nghiệp được đảm bảo, bia sẽ có chất lượng tốt và đa dạng về mẫu mã. Nếu các quy định trong dự thảo như dán tem được thông qua, nó sẽ khắc phục được một phần mặt trái quản lý hiện nay là hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng...

Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bia:

Sẽ để lại hậu quả rất tốn kém

Việc dự thảo vẫn có điều khoản dán tem bia, cũng như thêm một giấy phép sản xuất bia sẽ để lại hậu quả tốn kém rất lớn cho doanh nghiệp.

Nếu nói dán tem là để quản lý hàng giả, hàng nhập lậu... thì đúng ra cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở nhập lậu, sản xuất hàng giả hơn là bắt doanh nghiệp phải làm động thái này. Và điều này tôi khẳng định không thể làm được vì nó quá bất hợp lý, chưa kể doanh nghiệp phải mất thêm hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm cho chi phí tem và chi phí dán tem.

Trong khi thực tế trên mỗi sản phẩm hiện nay đều đã có đầy đủ thông tin cần thiết cung cấp cho người tiêu dùng về thành phần nguyên liệu, nhà sản xuất, cách thức sử dụng, hạn dùng...

Còn nếu cho rằng việc dán tem là để quản lý số lượng sản xuất và bán hàng của các nhà sản xuất thì cơ quan quản lý chỉ cần bổ sung quy định: các nhà sản xuất bia phải báo cáo đầy đủ, rõ ràng các số liệu cho cơ quan chức năng. Làm như vậy, chẳng cần phải tốn đồng nào mà vẫn hiệu quả.

Riêng với việc cần phải có thêm giấy phép sản xuất bia, tôi tự hỏi điều này có cần thiết nữa không khi hiện nay doanh nghiệp đã có trong tay rất nhiều loại giấy phép và “công năng” của các loại giấy phép này đã dùng hết chưa?

Sao không rà soát lại tất cả giấy phép hiện có trước khi cơ quan quản lý vẫn muốn “đẻ” thêm một giấy phép nữa? Và nếu không phân cấp quản lý rõ ràng, liệu có lại tiếp tục sinh ra tình trạng “xin, cho” không đáng có trong bối cảnh những giấy phép trong lĩnh vực sản xuất bia hiện tại cũng đã quá nhiều, nếu không muốn nói là dư thừa?

T.V.N. ghi

Cầm Văn Kình
Nguồn Tuổi Trẻ Online