Trong vài thập kỷ qua, đã có rất nhiều quảng cáo khiến người xem "sốc" bởi cách sử dụng hình ảnh đầy tính bạo lực, đụng chạm tới những điều cấm kỵ hay dung tục.
Dưới đây là những quảng cáo như vậy:
Đây là hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo của tổ chức Moms Demand Action for Gun Sense nhằm chỉ trích vấn đề quản lý súng lỏng lẻo tại Mỹ năm 2013.
Hiệp hội Phụ nữ Liên hợp quốc đã sử dụng hình ảnh ghi lại mục tự động hiện từ khóa của Google để cho thấy nạn phân biệt đối với phụ nữ với thông điệp "Phụ nữ cần được hưởng công bằng" vào năm 2013.
Vào năm 2013, Liên đoàn quốc tế Chống phân biệt chủng tộc và Do Thái đã thực hiện một quảng cáo nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc với thông điệp "Màu da không quyết định tương lai của bạn".
Tổ chức tình nguyện Crisis Relief Singapore đã dành giải thưởng Quảng cáo Cannes Lion với thông điệp về nút like (thích) trên mạng xã hội: "Chỉ like thôi là chưa đủ".
Năm 2013, website Ekburg.ru đã đưa ra hình ảnh bình luận về việc mất tập trung khi lái xe với thông điệp: "Hãy nghĩ tới cả hai mặt".
Vào năm 2011, tổ chức PETA đã tung hình ảnh châm biếm về nạn hành hạ động vật của các rạp xiếc với dòng chữ: "Chào mừng đến chương trình biểu diễn buồn nhất trên trái đất".
Vào năm 2010, tổ chức Thai Health đã tung ra hình ảnh minh họa mối liên quan giữa sự buồn ngủ và các tai nạn giao thông kèm theo thông điệp: "Đừng lái xe khi buồn ngủ".
Vào năm 2009, tổ chức Casa Do Menor tại Tây Ba Nha đã tạo nên quảng cáo chỉ trích hậu quả của nạn lạm dụng trẻ em.
Một quảng cáo khác nói về nạn lạm dụng trẻ em được Good Parent Poland thực hiện vào năm 2009.
Hình ảnh quảng cáo "sốc" của Caribu Bitter vào năm 2009 nhằm diễn tả loại chocolate "ngon khủng khiếp" cùng dòng chữ "Mặt trái của sự ngọt ngào". (Peru)
Tổ chức Hoang dã thế giới (WWF) Brazil đã khiến toàn thế giới phẫn nộ khi đăng tải hình ảnh gợi nhớ về sự kiện 11/9 để minh họa cho số người chết trong vụ sóng thần ở châu Á.
Nhằm minh họa sản phẩm của họ không bị phá hủy theo thời gian, hãng Masterlock đã sử dụng những hình ảnh quảng cáo gây phẫn nộ cho người xem.
Tổ chức Concordia Children's Services minh họa hình ảnh những đứa trẻ bị bỏ rơi tại Manila, Philippines vào năm 2008.
Tổ chức Family Network đưa ra quảng cáo nhằm phản đối nạn bỏ rơi cha mẹ già với thông điệp: "Đừng khiến cha mẹ bạn phải ghen tị với những tình yêu khác của bạn".
Những hình ảnh biếm họa không đẹp mắt trong quảng cáo của thương hiệu đồ lót Hanes.
Thương hiệu thời trang Dolce & Gabbana đã nhận được vô số lời chỉ trích cho poster quảng cáo này bởi nó khiến người xem liên tưởng đến vấn nạn hiếp dâm.
Tổ chức Humans for Animals đã bị chỉ trích khi đăng tải hình ảnh thể hiện sự tàn ác của động vật vào năm 2005.
Thương hiệu thời trang thể thao Pony đã vô tình "đụng chạm" đến vấn đề chủng tộc trong quảng cáo giày vào năm 2004.
Phương Linh / Infonet & BusinessInsider
Nguồn CafeBiz