Bí quyết thành công chung của Bill Gates và Warren Buffett: Sự tập trung

Bí quyết thành công chung của Bill Gates và Warren Buffett: Sự tập trung

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Greg McKeown về bí quyết thành công chung của hai tỷ phú hàng đầu thế giới. Ông là tác giả nhiều đầu sách kinh doanh bán chạy, cộng tác viên của Thời báo New York và Nhật báo phố Wall, là blogger nổi tiếng của Harvard Business Review và LinkedIn.

Trong lần đầu Bill Gates gặp Warren Buffet, chủ tọa của bữa tối – mẹ của Bill Gates – đã hỏi mọi người trong bàn ăn rằng yếu tố nào quan trọng nhất làm nên thành công trong cuộc sống của họ.

Gates và Buffett cùng đưa ra một câu trả lời, gồm duy nhất một từ: “Tập trung”.

Tôi thích sự rõ ràng trong câu trả lời của họ, nhưng tôi cũng lo lắng nghĩ nhiều người có thể hiểu sai câu trả lời này, như thi sỹ Rudyard Kipling đã từng làm thơ: “Bị kẻ bất lương làm bẫy lừa kẻ dại”.

Tôi ủng hộ sự tập trung trong công việc, cuộc sống cũng như vai trò lãnh đạo.

Tuy nhiên, rất nhiều người có thể không hiểu hết chiều sâu và sắc thái của vấn đề này.

Đơn giản nhất, nhiều người nghĩ chỉ có một kiểu “tập trung”.

Bí quyết thành công chung của Bill Gates và Warren Buffett: Sự tập trungTập trung ở dạng danh từ

Khi mọi người nói họ “tập trung”, thường ám chỉ họ có một mục tiêu duy nhất.

Đó là một thứ bất biến. Giống như khi cả thế giới chứng minh rằng cố chạy 1 dặm trong ít hơn 4 phút là điều ngu ngốc, bởi lẽ cấu trúc xương con người không cho phép, nhưng sinh viên Y khoa Roger Bannister đã "điên rồ" dànhnhiều năm rèn luyện để phá vỡ khẳng định khoa học này.

Nó cũng giống như khi cựu Tổng thống John F. Kennedy giao nhiệm vụ cho NASA đưa người lên không gian và trở về trái đất một cách an toàn trước khi thập kỷ chấm dứt vào năm 1961.

Nói chuyện gần đây, nó giống như khi Bill Gates bày tỏ giấc mơ trong đó mỗi người trên thế giới có một chiếc máy tính để bàn.

Mặt tốt của “sự tập trung” là nó rõ ràng, đầy động lực: Bạn theo đuổi một mục tiêu duy nhất và không bị phân tâm giữa đường; bạn tạo đà đi lên trong khi nhiều người bị dạt ra hai bên khi cùng theo đuổi mục tiêu ấy.

Tuy nhiên, tập trung ở dạng danh từ cũng có mặt tối. Ví dụ như với trường hợp của Kodak.

Kodak quyết tâm chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất, và điều này đã suýt giết chết thương hiệu.

Họ bị mắc kẹt trong thời đại của camera kỹ thuật số.

Họ tập trung vào việc rửa ảnh và tăng cường chất lượng phim cổ điển đến nỗi họ không nhìn thấy hoặc không chịu chấp nhận bước chuyển mình trong lĩnh vực.

Đây là lúc phải xem xét loại “tập trung” thứ hai.

Bí quyết thành công chung của Bill Gates và Warren Buffett: Sự tập trungTập trung dưới dạng động từ

Tập trung không phải là một thứ bạncó, nó là một điều bạnn làm.

Loại tập trung này không hề tĩnh, nó là cả một quá trình mãnh liệt, sôi nổi, liên tục và lặp đi lặp lại.

Nó giống như khi Steve Jobs nói với bạn thân Jony Ive ngày này qua ngày khác: “Tôi bảo, nghe hơi điên một tí, nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta…” cho đến ngày một ý tưởng hay ho nảy ra khỏi bọc.

Nó là một quá trình khám phá không ngừng để xem điều gì đang diễn ra, và xem xem “sự tập trung” nên là gì.

Khi sự tập trung là cố định, nó tạo ra thảm họa.

Tưởng tượng một buổi sáng tỉnh dậy, bạn cố định hướng mắt nhìn ở một chỗ, không dịch chuyển trong cả ngày. Chắc chắn ngày hôm đó sẽ là một ngày thiếu tập trung.

Mắt con người hiển thị rõ nét khi đồng tử co vào, giãn ra liên tục. Cuộc sống và công việc của chúng ta cũng vậy.

Chỉ nói “chúng ta đã tập trung” là chưa đủ, như vị tướng người Thụy Sỹ - Dwight D. Eisenhower đã từng khẳng định: “Sự tập trung chẳng là gì, tập trung mới là tất cả”.

Điểm yếu của một người chỉ “tập trung” dưới dạng động từ là nó thể dẫn đến sự năng động thái quá.

Nó có thể khiến anh ta đưa ra quyết định hay sửa đổi chúng quá nhanh, khiến đà tiến lên chưa kịp hình thành đã bị tiêu biến.

Nó có thể tạo cảm giác tốc độ ảo, khi anh ta cảm thấy mình đang chuyển động không ngừng, nhưng thực chất anh ta đang dậm chân tại chỗ.

Khả năng tập trung vào điều quan trọng là một năng lực rất mạnh, có thể là mạnh nhất trong một thế giới nơi chúng ta liên tục bị các ý tưởng, thông tin và quan điểm làm xao nhãng.

Câu trả lời của Bill Gates và Warren Buffet bao hàm cả hai hai loại “tập trung”.

Giáo sư Henry Mintzberg từng nói có hai loại chiến lược: Một là chiến lược thận trọng, nơi người lãnh đạo phát triển một tầm nhìn rõ ràng và hướng đi tới các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn ấy. Đây là tập trung ở dạng danh từ.

Hai là chiến lược đột xuất, khi người lãnh đạo phản ứng trước các tình huống không lường trước cũng như các cơ hội bất ngờ. Đây là tập trung ở dạng động từ.

Chỉ khi kết hợp được hai dạng này, chúng ta mới tập trung được vào điều gì là quan trọng nhất.

Dưới đây là ba cách để kết hợp hai loại tập trung này.

Hỏi đúng câu hỏi

Bill Gates đã từng nói về Warren Buffet như sau:

Tôi có dịp gặp ông lần đầu trong một bữa tối do mẹ tôi sắp xếp.

Trên đường tới đó, tôi nghĩ: “Sau mình lại phải gặp gỡ một tay chơi chứng khoán?”.

Tôi nghĩ ông ấy chỉ tận dụng những yếu tố biến thiên trên thị trường, như khối lượng, giá cả, để đưa ra quyết định.

Nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện ngày hôm đó, ông ấy không hỏi tôi bất cứ thứ gì trong số trên.

Thay vào đó, ông đặt những câu hỏi lớn về các nền tảng cơ bản của công ty tôi. “Tại sao IBM không làm được như Microsoft? Tại sao Microsoft thu lợi nhiều đến vậy?”

Đó là lúc tôi nhận ra ông ấy nghĩ về kinh doanh một cách thâm thúy hơn những gì tôi đánh giá.

Bí quyết thành công chung của Bill Gates và Warren Buffett: Sự tập trung

Để có thể tập trung, chúng ta cần thoát li

Tôi từng có dịp tham gia một buổi hỏi đáp với Bill Gates tại trụ sở của Quỹ từ thiện Melinda Gates Foundation ở Seattle, Washington.

Bill kể rằng ông vừa hoàn thành “Tuần Suy Nghĩ” của mình. Tôi đã từng nghe về “Tuần” này trước đó, nhưng không nghĩ rằng nó xuất phát từ những năm 1980, thời điểm huy hoàng nhất của Microsoft.

Nói đơn giản, cứ 1 năm 2 lần, trong thời điểm công ty phát triển chóng mặt nhất, Bill Gates lại dành ra thời gian và không gian rời xa công việc trong một tuần, không làm gì cả và chỉ đọc sách, báo, nghiên cứu công nghệ và nghĩ về bức tranh toàn cảnh.

Đến ngày nay, ông vẫn dành một chút thời gian riêng giữa những ngày bận rộn điều hành quỹ chỉ để Nghĩ.

Không cần biết bạn có thể dành ra 1 tiếng 1 ngày, 2 tuần 1 năm, hay thậm chí chỉ 5 phút mỗi sáng, chúng là phương tiện cần thiết để bạn thoát li cuộc sống thường nhật bận rộn.

Không cần biết bạn có thể dành ra 1 tiếng 1 ngày, 2 tuần 1 năm, hay thậm chí chỉ 5 phút mỗi sáng, "Nghĩ" là phương tiện cần thiết để bạn thoát li cuộc sống thường nhật bận rộn.

Biết giá trị của thời gian

Như Bill Gates đã viết:

Dù có nhiều tiền đến đâu, bạn cũng không thể mua được thời gian.

Mỗi ngày, mỗi người chỉ có 24 giờ. Warren hiểu rất rõ điều này.

Ông ấy không để lịch làm việc bị lấp đầy bởi những cuộc họp vô nghĩa.

Mặc khác, ông lại rất hào phóng về thời gian với những người ông tin tưởng.

Ông đưa số điện thoại cá nhân cho những chuyên gia tư vấn thân cận tại Berkshire, nói họ có thể gọi ông bất cứ lúc nào, và ông sẽ nghe máy.

Khả năng tập trung vào điều quan trọng là một năng lực rất mạnh, có thể là mạnh nhất trong một thế giới nơi chúng ta liên tục bị các ý tưởng, thông tin và quan điểm làm xao nhãng.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn dành năng lượng cho những gì thực sự là cần thiết, bạn cần phải bồi đắp cả hai loại “tập trung”.

Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể trả lời một cách tự tin câu hỏi: “Giờ cái gì là quan trọng?”.

Lề Phương

Nguồn Biz Live