Facebook Timeline thay đổi hành vi của fan?
Thông số Reach được thể hiện bởi vì Facebook muốn xúc tiến tính năng Promoted Posts mới của nó.
Quảng cáo post của bạn và Facebook cho bạn biết là bạn có thể tiếp cận nhiều fan hơn (với một mức phí, đương nhiên). Vẫn chưa biết những kiểu quảng cáo như vầy hiệu quả như thế nào nhưng tôi có thể đoán rằng chúng ít nhất cũng hiệu quả như Facebook ads, và nhắm vào những đối tượng phù hợp hơn một ít.
Trước khi chúng ta đến với hành vi người dùng, tôi muốn dành một ít thời gian để làm rõ về các “promoted post” (những bài đăng có dùng quảng cáo) bởi vì tôi đã thấy một số bài viết và tweet trong hơn một tuần sau khi có tính năng này nói về nó, và có vẻ những bài viết/tweet đó nói không đúng sự thật:
Dưới đây là một bài đăng của tôi trên fanpage của Econsultancy. Hình này được chụp 10 phút sau khi tôi đăng lên:
Như bạn thấy, bài đăng này “tiếp cận” được 306 người, 5% số người đã “Thích” fanpage của chúng tôi (Vào khoảng 6.408 người vào lúc viết). Nhiều người thấy chỉ số này và hiểu nhầm rằng Facebook bằng cách nào đó đã “hạn chế” bài đăng, và chỉ hiển thị trên 306 timeline.
Đương nhiên điều này hoàn toàn vô lý. Điều này đơn giản có nghĩa là chỉ có 306 fan của chúng tôi đăng nhập vào trang cá nhân của họ khi tôi đăng bài này lên.
Đây là bài đăng tương tự sau 30 phút:
Và sau 24 tiếng:
Bạn có thể thấy rõ ràng con số đã tăng lên khi càng nhiều người thấy bài viết, từ 306 lên 928 và cuối cùng là 1686.
Tính đến nay, thì thông số này cũng khá rõ ràng với nhiều người rồi, nhưng thật sự thì đây là một thông số khá hữu ích, vì nó cho chúng ta biết một vài insight của người dùng trên Facebook.
Econsultancy sử dụng SocialBakers CMS để đăng lên Facebook, cung cấp các số liệu về CTR cho các bài đăng. Dù không phải lúc nào cũng có các số liệu tuyệt nhất nhưng cũng khá hữu ích trong trường hợp này vì nó giúp cho ta thấy được tính năng reach này thật sự hiệu quả như thế nào trong việc thúc đẩy hành động.
Đây là CTR cho cùng một bài đăng sau 30 phút:
Và một lần nữa sau 24 tiếng:
Các bài đăng mà tôi đặt trên trang của chúng ta được xem như một chiến dịch trong Google Analytics, vì vậy khá dễ dàng để phân biệt chúng khỏi các nội dung mà người khác đã chia sẻ trong hệ thống mở rộng của Facebook. Chúng ta có thể đối xứng CTR này trong analytics bằng cách xem chiến dịch:
Socialbakers cho chúng ta biết là có 127 click-through, trong khi đó thì Google Analytics thì lại nói có 135 lượt đến trang. Luôn có những khác biệt nhỏ trong analytics, vì vậy … vừa sát.
Vậy thì tất cả những cái này có nghĩa gì?
Trong số 1.686 người đọc thấy bài đăng này trong vòng 24 giờ thì có 7,7% click và đọc bài viết. Đó thật sự là một tỉ lệ phần trăm khá tốt, so với tỉ lệ CTR của nhiều email.
Thêm vào đó, tính năng này còn tiết lộ một điều khá thú vị liên quan đến cách hành xử của người dùng của chúng ta:
Chỉ số này tăng theo thời gian.
Hầu hết các nghiên cứu đề nghị rằng các bài đăng trên Facebook nên có một khoảng thời gian hiển thị khoảng 20 phút, đó là khi mà chúng đạt được phần lớn “Like”, Chia sẻ và tương tác.
Điều này có vẻ như khá quen thuộc bởi vì đó là khi mà mọi người có thể nhìn thấy các bài đăng trên Timeline của họ. Nếu lâu hơn nữa thì họ sẽ không thấy do đã bị các bài viết mới hơn lấn chiếm.
Đương nhiên Facebook Edgerank bảo đảm rằng các bài đăng phổ biến hơn sẽ xuất hiện lại nên đó là một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn, nhưng giả sử bài đăng này thu hút được ít “Edges” thì sẽ khá hợp lý khi giả định rằng người dùng sẽ đến trực tiếp Facebook page của chúng tôi để xem nội dung.
Giả sử rằng fanpage của chúng tôi không phải là một điểm sáng về cá nhân (không phải là tôi không quan tâm nếu nó là) thì điều này có thể chỉ ra một sự thay đổi lớn trong hành vi người dùng trên Facebook, với việc người dùng sử dụng fanpage như một điểm đến cụ thể, cũng như microsite.
Đây rõ ràng là một nghiên cứu độc lập nhưng nhìn lại tỉ lệ CTR của chúng tôi trong vài tuần trở lại đây nhưng đây có vẻ là một xu hướng định kỳ, với những bài đăng trong vài tuần trở lại đây đang tạo nên một lượng xem và click khá đều. Trong khi không có thêm nhiều “Like” nhưng điều này có thể rất hữu ích cho những fanpage như Econsultancy mà chủ yếu tồn tại nhằm đưa traffic đến một site ngoài.