Facebook marketing: Tăng tương tác thông qua “Chiến dịch Direct Message”
Chúng ta đã được biết cách thức mà tính năng Facebook Message hoạt động và doanh nghiệp cần nên cử người quản lý và chăm sóc người tiêu dùng thông qua tính năng này. Nhưng đó chỉ là công việc mang tính bị động do người tiêu dùng phải liên lạc với doanh nghiệp trước, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các công việc như tư vấn, giới thiệu, khảo sát … chỉ khi người tiêu dùng chủ động liên lạc.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng một chiến dịch Facebook marketing thông qua tính năng Message. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây với cách xây dựng một “Chiến dịch gởi tin nhắn trực tiếp” – “Direct Message campaign”
Các bước chuẩn bị trước chiến dịch “Direct Message”
Có những điều đặc biệt sau đây mà bạn cần phải làm để bắt đầu loại truyền thông này:
- Tận dụng Facebook Wall Post để hướng người dùng đến Message Tab để chia sẻ suy nghĩ, thông tin cá nhân, đánh giá sản phẩm, và các ý tưởng sáng tạo.
- Tạo nên một Wall Post mang tính kêu gọi tương tác mạnh (call-to-action), điều này sẽ khiến cho người dùng cảm thấy mình buộc phải chia sẻ ý nghĩ của mình với doanh nghiệp.
- Ngay khi nhận được tin nhắn, bạn nên đại diện cho thương hiệu gởi một tin nhắn thông báo mang tính cá nhân để cám ơn người dùng.
Và từ đây một kênh truyền thông trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng đã được thiết lập.
Xây dựng chiến lược
Trước khi khai thác tính năng Facebook Message, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là xây dựng chiến lược Direct Message (gởi tin nhắn trực tiếp) gắn liền với chiến lược social, truyền thông và marketing tổng thể của mình.
- Liệu chiến dịch Direct Message này chỉ mang tính một lần?
- Có kế hoạch này để phân loại tin nhắn:
* Bài đăng nào mà người dùng đã tương tác và gởi tin nhắn từ đâu?
* Tin nhắn có liên quan đến sản phẩm hay doanh nghiệp không?
* Tin nhắn mang tính tích cực hay tiêu cực?
* Tin nhắn có mang lại giá trị nào không? Có kế hoạch nào để cung cấp giá trị này không?
- Tin nhắn và thông tin người gởi sẽ được lưu trữ như thế nào? Liệu tin nhắn và thông tin người gởi cần phải được nhập vào một bảng tính?
- Bao lâu thì Wall Post sẽ hướng người dùng về tính năng tin nhắn?
- Có một cấp bậc quy định nào đối với nhân viên giải quyết những tin nhắn mang tính khẩn cấp không?
Lysol gần đây đã thử tính năng tin nhắn trên Facebook. Họ tận dụng một wall post để hướng đến tính năng này và để nhận được tin nhắn. Một cơ hội thú vị (exciting opportunity) nghe có vẻ rất lôi cuốn và này, hình như tôi cũng là fan của họ trên Facebook – biết đâu tôi cũng là một trong những fan cuồng của họ!
Tôi gởi cho họ một tin nhắn ngắn, tôi không chắc là mình có nằm trong những khách hàng tiềm năng của họ không nhưng tôi có nói đến việc mình sử dụng sản phẩm của họ như thế nào.
Bây giờ kênh này đã được mở cũng khá thường xuyên và tôi vẫn chưa nghe thông tin gì lại. Chúng tôi chưa từng biết “một cơ hội thú vị” sẽ như thế nào và chưa từng nhận được một thông báo nào cám ơn cho việc chia sẻ tình cảm tích cực của tôi cho doanh nghiệp.
Ý kiến của chúng tôi: chắc hẳn là họ đã bị quá tải bởi những tin nhắn và họ chọn trả lời những người dùng gởi cho họ cả một tiểu thuyết về lau nhà (Lysol là sản phẩm lau nhà). Điều mà họ không thật sự biết đó là social media ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của tôi – có lẽ lần sau tôi sẽ thử một trong những nhãn hiệu khác nếu tôi muốn lau dọn nhà của mình.
Đừng quên những điều cơ bản
Thế giới social media ngày càng trở nên phức tạp và ồn ào, do đó việc quan trọng doanh nghiệp cần làm đó là quay trở về những điều cơ bản nhất và tiếp cận với fan bằng những cuộc đối thoại đơn nhất – học hỏi, duy trì, tưởng tượng, thực hiện, phát triển và lặp lại.
Nhưng đừng quên hỏi fan về những ý tưởng của họ. Bạn sẽ bất ngờ với ý tưởng của họ và có thể ý tưởng đó sẽ cứu được cả doanh nghiêp của bạn đấy nhé!
Tóm lại, doanh nghiệp là để phục vụ người tiêu dùng đúng không nào?