FMCG Monitor: Tăng trưởng có xu hướng đi ngang ở cả Thành thị và Nông thôn

FMCG Monitor: Tăng trưởng có xu hướng đi ngang ở cả Thành thị và Nông thôn

Báo cáo mới nhất do Kantar Worldpanel Việt Nam công bố dành cho khoảng thời gian 12 tuần kết thúc ngày 18/05/2014 cho thấy tăng trưởng thị trường FMCG đang có xu hướng đi ngang ở cả Thành thị và Nông thôn.

Ở Thành thị, tăng trưởng FMCG xoay quanh mức 7% về mặt giá trị và 3% về mặt khối lượng tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định thị trường sẽ phục hồi sau đợt suy giảm tăng trưởng liên tục kéo dài từ cuối năm 2013. Trong khi đó, một số dấu hiệu chững lại đang được ghi nhận ở thị trường Nông thôn với mức tăng trưởng giá trị xoay quanh mức 12% và tăng trưởng khối lượng tiêu dùng ở mức 9%.

Tăng trưởng FMCG có xu hướng đi ngang, duy trì ở mức 7% ở Thành thị và 12% ở Nông thôn.

Về bức tranh các kênh bán lẻ, Tiệm tạp hóa dẫn đầu thị trường ở Thành thị với mức tăng trưởng 5% trong khi các kênh mua sắm khác đang phải chật vật với mức tăng trưởng thấp. Ở Nông thôn, Tiệm tạp hóa đang tiếp tục củng cố vị thế của mình trong khi Kênh hiện đại tăng trưởng chậm so với cùng kỳ năm trước.

Ở thành thị, tăng trưởng khối lượng tiêu dùng khá thấp ở hầu hết các lĩnh vực của FMCG. Đáng chú ý, Thực phẩm đóng gói đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng 8% về khối lượng tiêu dùng, với mức tăng mạnh nhất ở các ngành hàng như sôcôla, bột ngũ cốc, dầu hào, v.v... Ở Nông thôn, Thức uống và Thực phẩm đóng gói bị bỏ lại phía sau với mức tăng trưởng khiêm tốn.

Hầu hết các kênh chính ở Thành thị đều tăng trưởng thấp, ngoại trừ Tiệm tạp hóa. Ở Nông thôn, Tiệm tạp hóa đang tiếp tục củng cố vị thế của mình.

Trong suốt thời gian 12 tuần kết thúc ngày 18/5/2014, Sôcôla là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất sắc nhất với khối lượng tiêu dùng tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước ở khu vực Thành thị. Ngành hàng này đã thu hút thêm 52.000 hộ tiêu dùng mới và tăng khối lượng tiêu dùng sôcôla trung bình mỗi hộ thêm 24%. Ở Nông thôn, Thức uống lúa mạch vị sôcôla đang tăng trưởng ngoạn mục ở mức 3 con số nhờ thu hút thêm 674.000 hộ gia đình nông thôn và tăng khối lượng tiêu dùng trung bình của mỗi hộ thêm 47%.

Chi tiết báo cáo 5 tháng đầu năm ngay bên dưới:

Nguồn Kantar Worldpanel