World Cup qua lăng kính kinh tế học

Có nhiều điểm tương đồng thú vị giữa World Cup và các lý thuyết kinh tế học.

Thắng ăn cả: Nền kinh tế nước thắng cuộc có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Barro-Ursua Dataset, Goldman Sachs Global Investment Research.

Theo thống kê trong báo cáo "World Cup và Kinh tế 2014" của Goldman, các nhà vô địch World Cup cũng là những nhà vô địch về mặt kinh tế, ít nhất trong khoảng thời gian một năm nước đó luyện tập cho giải đấu.

Loạt số liệu GDP/đầu người của các quốc gia được dự đoán là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch được xây dựng bằng cách móc nối tốc độ tăng trưởng của các quốc gia được dự đoán là nhà vô địch trong World Cup tiếp theo, tốc độ này được Goldman ước tính là 2,7% mỗi năm.

Tính đến năm 2010, GDP/đầu người của một nền kinh tế như vậy sẽ cao hơn Mỹ trung bình 55% và cao hơn nền kinh tế của nước được dự đoán là chủ nhà tới 85%.

Trên trường quốc tế: Sự kiện của các lục địa

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Planetworldcup.com Goldman Sachs Global Investment Research.

Một số người ước tính bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất hành tinh: Hơn 250 triệu người chơi bóng thường xuyên tại hơn 200 quốc gia.

Kể từ kỳ FIFA World Cup đầu tiên tổ chức năm 1930, hơn 70 quốc gia đã tham gia tranh tài tại nhiều vòng đấu.

Bản đồ trên đây cho thấy World Cup thực sự là một sự kiện đa châu lục, nhưng ngoài ra cũng có nhiều chi tiết thú vị.

Ví dụ, 20% lần xuất hiện là của 5 quốc gia: Brazil, Germany, Italy, Argentina và Mexico.

70% lần tham gia là của các nền kinh tế mới nổi, chỉ có 30% tần số xuất hiện thuộc về những quốc gia có thị trường đã phát triển.

Thêm vào đó, hầu hết các hoạt động tổ chức giải đấu được các quốc gia ở hai khu vực trên thế giới đảm nhiệm: Mỹ Latin và Tây Âu.

Tội đồ trên sân cỏ, tội đồ ngoài sân cỏ

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Planetworldcup.com, Goldman Sachs Global Investment Research.

Đại văn hào Oscar Wilde đã có câu nói nổi tiếng: “Rugby là trò tiêu khiển của những kẻ man rợ được chơi bởi những quý ông. Bóng đá là trò tiêu khiển của những quý ông được chơi bởi những kẻ man rợ”.

Thật vậy, trong lịch sử 80 năm, số lượng thẻ đỏ được rút ra trên sân đang có xu hướng tăng lên, từ trung bình ít hơn 4 chiếc cả giải đến mức đỉnh điểm là 28 thẻ đỏ được rút trong cả World Cup 2006.

Kể cả con số trung bình thẻ đỏ trong mỗi trận cũng có xu hướng gia tăng, trùng hợp với hướng phát triển của tỷ lệ tội phạm xã hội theo số liệu.

Tuy rằng trên thực tế luật lệ ngày càng được thắt chặt, dẫn đến lượng thẻ đỏ leo dốc qua các năm, nhưng lượng tội phạm ngoài sân cỏ trên thực tế cũng gia tăng.

Tin mừng là trong những năm gần đây, cả số lượng cầu thủ bị đuổi khỏi sân lẫn lượng tội phạm ngoài xã hội đều đang trên đà giảm.

Hiện chưa rõ là do ý thức của cầu thủ và người dân được cải thiện, hay các hình phạt ngày càng nghiêm khắc trên sân cỏ và của cảnh sát đã giúp tỷ lệ “đầu bò” được ghìm thấp.

Đất đai: Yếu tố này bị xem nhẹ trong các kỳ World Cup

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Planetworldcup.com, World Development Indicators, Goldman Sachs Global Investment Research.

Các lý thuyết và chủ đề thảo luận kinh tế gần đây tập trung hầu như hoàn toàn vào vốn và lao động, bỏ qua một yếu tố tối quan trọng của sản xuất: Đó là đất đai.

Trong khi đó, việc mở rộng đất đai có khả năng trồng trọt là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số và quyền lực chính trị trong lịch sử loài người.

Sơ đồ trên đây cho thấy đất đai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao cơ hội giúp một quốc gia lọt đến vòng chung kết.

Thực ra không phải chỉ kỹ năng đá bóng của các cầu thủ Brazil hay sự sáng tạo của các chân sút Argentine giúp họ liên tục lọt sâu đến cuối giải, mà còn là diện tích đất rộng rãi để luyện tập của tuyển, Goldman nhận xét.

Đất đai có thể không đóng vai trò quyết định – như trong trường hợp đáng thất vọng của Đức – nhưng có nhiều thì vẫn hơn.

Lạm phát giá cả và lạm phát bàn thắng

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Barro-Ursua Dataset, Planetworldcup.com, World Development Indicators, Goldman Sachs Global Investment Research.

Tình trạng co hẹp lạm phát giá cả trong khu vực đồng tiền chung eurozone và các quốc gia phát triển đang làm đau đầu nhiều lãnh đạo, tuy nhiên ít người để ý tình trạng này đi đôi song hành với số lượng bàn thắng được ghi trên sân cỏ.

Số bàn thắng trong mỗi trận đấu đã từng đạt mốc trung bình 4 – 5 bàn trong nửa đầu World Cup thế kỷ 20, trùng với thời điểm tỷ lệ lạm phát cao trên toàn cầu.

Từ đó trở đi, hàng phòng thủ được tổ chức lớp lang và các chính sách thắt chặt lạm phát của nhiều ngân hàng trung ương đã khiến tỷ lệ lạm phát trên sân cỏ và cả ngoài thị trường tài chính bị bó buộc, đẩy lượng bàn thắng trung bình mỗi trận đấu xuống chỉ còn 2 – 3 bàn.

Càng đông, càng vui

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: United Nations, Wikipedia, Goldman Sachs Global Investment Research.

Lần mở rộng gần đây nhất của World Cup là vào năm 1998, FIFA mở cửa giải đấu cho 32 đội. Gần đây có nhiều đồn đoán cho rằng số lượng tuyển tham gia giải có thể lên tới 40 đội.

Năm 1930, chỉ có 13 đội tham gia đá, trong thời điểm đó, tổng lượng xuất khẩu toàn thế giới đạt khoảng 30 tỷ USD. Con số này đã cán mốc 22 nghìn tỷ USD trong thời điểm hiện tại.

Theo đánh giá, mặc dù FIFA mới là cơ quan quyết định số lượng quốc gia góp mặt trong giải đấu World Cup, nhưng nhiều sức ép trên thị trường vốn đẩy lượng xuất khẩu đi lên cũng gây ra tác động khiến cơ quan này mở rộng số lượng đội tham gia, nhất là khi châu Phi và châu Á trỗi dậy trên trường quốc tế.

Sự hội tụ không đồng đều tại châu Âu và Mỹ Latin

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Barro-Ursua Dataset, Planetworldcup.com, Goldman Sachs Global Investment Research.

Đúng là mọi châu lục trên thế giới tham gia World Cup, nhưng nó bị chi phối hầu hết bởi hai khu vực hùng mạnh: Châu Âu (làm chủ nhà 50% số giải đấu) và Mỹ Latin (làm chủ nhà 35% số giải đấu).

Trung bình GDP đầu người hai khu vực này cũng leo dốc trong suốt chiều dài lịch sử World Cup, tăng 5,6 lần tại châu Âu, con số này là 3,6 lần ở Mỹ.

Mặc dù khoảng giãn cách giữa hai khu vực được nới rộng những năm 2000, nó lại được thu hẹp trong những năm gần đây, một phần do đà kinh tế chững lại tại châu Âu và tăng trưởng mãnh mẽ tại Mỹ Latin sau thời kỳ hội nhập kinh tế.

Mặc dù khác nhau về tốc độ tăng trưởng, nhưng tỷ lệ chiến thắng World Cup của hai khu vực vẫn đồng đều nhau.

Trong lịch sử, tất cả các quốc gia thuộc hai khu vực này luôn vô địch World Cup mỗi khi là nước chủ nhà. (Ngoại trừ trường hợp duy nhất của Thụy Điển năm 1958).

Có làm thì mới có chơi

World Cup qua lăng kính kinh tế học

Nguồn: Planetworldcup.com, United Nations, Goldman Sachs Global Investment Research.

Khán giả tại các trận đấu World Cup được ước tính tăng từ nửa triệu người năm 1930 lên gần 3,2 triệu người năm 2010.

Thú vị hơn, tỷ lệ tuổi của các khán giả mua vé vào sân xem cũng có cùng xu hướng phát triển với tỷ lệ tuổi lao động trong xã hội

Nguồn Chiến lược Marketing