Các đối thủ cạnh tranh “tiếc nuối” cho vụ sáp nhập bất thành của Publicis và Omnicom.
Theo như “mối bận tâm” của WPP và Dentsu Aegis Network (DAN) – 2 đối thủ lớn nhất, đoạn kết của quá trình sáp nhập dài lê thê giữa Publicis và Omnicom diễn ra như vậy là “hơi sớm” so với mong đợi của họ. “Điều tốt nhất đối với chúng tôi là, ước gì vụ sáp nhập này cứ kéo dài như vậy hoài”, Sir Martin Sorrell, Chủ tịch của WPP, châm chọc.
Chỉ trong vòng một tháng vừa qua Publicis và Omnicom đã mất trắng hơn 1.5 tỷ đôla bởi các client lớn đồng loạt hủy hợp đồng, theo thống kê của Reuters, và hai công ty đang nỗ lực giữ lại hàng tỷ đôla của account lớn còn lại là Samsung.
Những tên tuổi rút hợp đồng với Publicis và Omnicom gần đây bao gồm Vodafone, Microsoft, Danone, GSK, Sony và Marks & Spencers.
Vào tháng 4, Omnicom đã mất hợp đồng với Vodafone trị giá 1 tỷ đôla vào tay GroupM, còn Microsoft đã chuyển ngân sách quảng cáo và truyền thông từ Publicis và WPP sang cho Dentsu Aegis và Interpublic. Theo Reuters, trong số những tên tuổi khác rút hợp đồng với Publicis và Omnicom gần đây còn bao gồm cả Danone, GSK, Sony và Marks & Spencers.
Trong một tuyên bố của mình, Maurice Levy - CEO của Publicis Group cũng đã phần nào thừa nhận những lời bàn tán gần đây là đúng, rằng vụ sáp nhập đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong mối quan hệ với các client. “Tình trạng kéo dài trong vụ sáp nhập đã dẫn đến sự phân tán trong khâu quản lý của cả hai agency và đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản nhất đó là phục vụ tốt nhất cho các client.”
Nick Waters – CEO của Dentsu Aegis Network Asia-Pacific cho biết: “Một trong những điều đầu tiên mà ông Martin Sorrell đã nói khi thương vụ sáp nhập được công bố là nó sẽ mang đến cơ hội cho WPP và nay điều đó là thật. Điều đó cũng tốt cho Dentsu, chúng tôi đã hưởng lợi từ những hợp đồng mà các client đã hủy với POG (Publicis-Omnicom Group). Thực ra cá nhân tôi thích thấy vụ này kéo dài đến năm 2015 hơn, khi mà họ cuối cùng rồi cũng sẽ sáp nhập sau 2 năm tranh đấu. Chúng tôi thích điều này”.
Đáng buồn thay, ông Sorrell cũng phát biểu rằng, tuy không chắc chắn nhưng các đối thủ cạnh tranh đã hi vọng Publicis và Omnisom sẽ xin gia hạn thêm thời gian sau ngày 27/7 - ngày dự kiến hoàn thành sáp nhập. "Chúng tôi sẽ rất thích nếu vụ sáp nhập này kéo dài lâu hơn nữa, nhưng tất yếu là sẽ có những hệ lụy nếu họ cứ để nó diễn ra như vậy. Khi những sự việc như vậy diễn ra, sẽ có nhiều câu hỏi và nghi ngờ được đặt ra cho cả hai bên rằng vấn đề nằm ở đâu. Nhưng ngạc nhiên là cho đến giờ vẫn chưa thấy bất kỳ sự chỉ trích lẫn nhau từ phía nào.”
Rõ ràng, vụ sáp nhập đã gây ra rất nhiều sự xao nhãng cho cả 2 agency, mặc dù nó có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp đến dự án của các client nhưng ít nhất nó đều khiến ai nấy đều phập phồng lo nghĩ. Ông Waters nói thêm: “Nếu bạn là Microsoft và hiện có Starcom ở Mỹ là agency, trong khi đó công ty mẹ nắm giữ Starcom là Publicis Group lại sắp sáp nhập với Omnicom đang sở hữu account lớn là Apple, điều đó sẽ làm nảy sinh rất nhiều câu hỏi.”
“Nếu bạn là Microsoft và hiện có Starcom ở Mỹ là agency, trong khi đó công ty mẹ nắm giữ Starcom là Publicis lại sắp sáp nhập với Omnicom đang sở hữu account lớn là Apple, điều đó sẽ làm nảy sinh rất nhiều câu hỏi.”
Nhưng điều trái ngược là bây giờ là vụ sáp nhập đó đã không diễn ra, và ai nấy đều trở lại với công việc kinh doanh của mình. Các client không hẳn sẽ bị thiệt hại gì bởi tất cả đều được công ty mẹ của hai agency quyết định. Ban lãnh đạo ở các agency hẳn đã có những cảm xúc trái chiều về vụ sáp nhập này.
Gred Paul, Điều hành của R3 Group tin rằng đa số các client sẽ được xoa dịu khi biết tin vụ sáp nhập không diễn ra. “Đã có rất nhiều khả năng về việc những kình địch như Coke / Pepsi, Unilever / Nestle và Samsung / Apple sẽ cùng chung mái nhà mà điều đó, dĩ nhiên, không bên nào mong muốn cả.”
Ngày từ đầu, rất ít người nghĩ rằng vụ sáp nhập này sẽ mang lại ý nghĩa gì lớn cho cả 2 công ty, cho các client hay cho các cổ đông của họ. Ông Paul nhận định: “Đây giống như một cuộc hôn nhân từ tình yêu sét đánh. Những lý do hợp tác kiểu như là ‘đẩy mạnh về digital media’ đều chưa được phân tích và điều tra rõ ràng. Logic trong chuyện này chưa được giải thích một cách hợp lý, chưa cụ thể và cũng không có gì gọi là chiến lược. Thế là nhiều hậu quả sau đó đã liên tiếp xảy ra. Họ đã cố gắng nói rằng sẽ vẫn giữ quan hệ tốt đẹp sau khi chấm dứt mối quan hệ. Vậy tại sao lúc trước lại phải vất vả tìm đến với nhau?”
Mức thuế và các vấn đề pháp lý đã được cho là những nguyên nhân của sự đổ vỡ có thể chỉ là lý do bề nổi. Ông Sorrell cho biết: “Tôi cho rằng họ chỉ đang mượn cớ bởi vụ sáp nhập thực chất chỉ dựa trên cảm tính. Đó không phải là một quyết định đúng đắn và có suy xét cẩn thận, cũng không phải xuất phát từ những nguyên nhân chiến lược hoặc vì lợi ích của client và của mọi người. Đó chỉ là quyết định của hai con người cũng làm việc chung suốt 6 tháng mà không có sự can thiệp của bất kì nhà tư vấn chuyên nghiệp nào. Có lẽ, điều họ cần lúc đó là một tư vấn viên đủ kinh nghiệm giúp họ tỉnh táo.”
“Tôi cho rằng họ chỉ đang mượn cớ bởi vụ sáp nhập thực chất chỉ dựa trên cảm tính. Đó không phải là một quyết định đúng đắn và có suy xét cẩn thận, cũng không phải xuất phát từ những nguyên nhân chiến lược hoặc vì lợi ích của các client." - Sir Martin Sorrell, Chủ tịch WPP
Trích lời ông Water, từ đầu năm nay đã bắt đầu có những tín hiệu cho thấy vụ sáp nhập này có nguy cơ bất thành, cùng với những lời bàn tán trong ngành rằng Publicis và Omnicom đã không thể lên kế hoạch sáp nhập các media agency của họ mặc cho 2 gã khổng lồ media khác là Google và Facebook đang tăng trưởng rất mạnh - điều từng được cho là mục tiêu của vụ sáp nhập. Những bất hoà giữa công ty con của Publicis là Vivaki và Zenith Optimedia cũng đã khiến vụ xáp nhập với Omnicom Media Group không đạt được kết quả mong muốn.
Theo ông Sorrell, từ khoảng tháng 12 năm ngoái, một nhân sự cấp cao của Omnicom tiết lộ “có dấu hiệu cho thấy vụ sáp nhập không ổn rồi. Không chỉ riêng media mà ở mảng digital cũng vậy, họ chưa hề đồng ý thảo luận chi tiết sẽ hợp tác ở những khoản mục nào, với những ai, và ai sẽ là CFO…”
Lý do duy nhất dẫn đến quyết định sáp nhập này – theo ông Sorrell nhận xét – là do Levy đã “quyến rũ” Wren bằng khả năng “ăn nói khéo léo” của mình. Hoặc là Wren ngay từ đầu đã có suy nghĩ là Omnicom với thực lực mạnh hơn hơn sẽ “thâu tóm” Publicis. Và ngọn lửa chiến tranh đã bùng lên khi tờ Le Monde của Pháp – được biết đến như một “cơ quan ngôn luận của Maurice” đăng tải dòng tin cho biết chính Publicis mới là bên thâu tóm Omnicom. "Tôi nghĩ đó là giọt nước làm tràn ly trong chuyện này", ông Sorrell kết luận.
Một cựu nhân viên cấp cao của Publicis bình luận rằng, trước khi vụ sáp nhập được đưa ra bàn thảo kỹ càng, tham vọng đánh bại WPP đã khiến hai bên mờ mắt và không nhận ra được những khác biệt cố hữu của mình. “Tình một đêm là chuyện dễ nhưng đến khi đám cưới diễn ra và bạn phải hằng ngày đối diện với nhau trên bàn ăn và dùng chung nhà vệ sinh thì đó lại là một câu chuyện khác.”
Darren Woolley, Managing Director của TrinityP3 cho biết: “Mặc dù một số ít lãnh đạo cấp cao sẽ mất đi sự tín nhiệm, nhưng việc hủy bỏ vụ sáp nhập có lẽ là một bước đi đúng đắn vào lúc này. Sự thật là các agency đều dựa trên sự tín nhiệm và hỗ trợ client. Nhưng trong trường hợp này, sau tất cả sự việc, tôi nghĩ phần lớn các client đã không hưởng được chút lợi ích nào, nhiều công ty còn lo lắng sẽ xảy ra xung đột và vì vậy trở nên thờ ơ, ít hứng thú hơn với một tập đoàn quá lớn như vậy sau sáp nhập.”