Những chiến dịch quảng cáo gây tranh cãi nhất
Trong khi nhiều công ty thể hiện sự chân thành trong mỗi quảng cáo thì một số khác lại tìm cách gây chú ý bằng những nội dung tranh cãi.
1. Nét đẹp đích thực (Dove)
Chiến dịch quảng cáo mang tên “Nét đẹp đích thực” của Dove từ khi ra đời đã gây nhiều tranh cãi trong công chúng. Trong quảng cáo này, một họa sỹ mời rất nhiều phụ nữ đến một căn phòng, tại đó ông vẽ hai bức họa của mỗi người. Trong đó, một bức là dựa trên những gì mà người đó cảm nhận về bản thân, bức thứ 2 được vẽ qua lời miêu tả của một người lạ.
Quảng cáo này thể hiện khá rõ ràng sự khác biệt giữa cách mà phụ nữ thường nhìn nhận bản thân với cách người khác cảm nhận về họ. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn bị chỉ trích vì lợi dụng tâm lý muốn mình thật quyến rũ của phụ nữ.
2. Bánh Burgur BBQ cay giá 6 USD (Cart’s Jr)
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Cart’s Jr của Mỹ này đã quyết định làm nóng lại thương hiệu Burger với không chỉ một mà rất nhiều chiến dịch quảng cáo. Một vài trong số đó có sự góp mặt của Paris Hilton, Kate Upton, và Kim Kardashian, những ngôi sao nổi tiếng với phong cách thời trang thiếu vải.
Xuất hiện trong quảng cáo Burgur BBQ cay 6 USD là hình ảnh cô nàng Paris Hilton vừa rửa xe hơi trong bộ bikini nóng bỏng, vừa thưởng thức chiếc Burgur BBQ cay 6 USD. Cart’s Jr chắc chắn không phải công ty đầu tiên lạm dụng sự gợi cảm của phụ nữ để quảng cáo cho sản phẩm, tuy nhiên những gì họ làm có vẻ hơi thái quá.
3. Chiến thắng bù đắp tất cả (Tiger Woods)
Cuối năm 2010, sau hàng loạt vụ ngoại tình bị phanh phui khiến hình tượng tay golf đình đám Tiger Woods sụp đổ trong mắt công chúng, Woods lại xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Nike, với dòng chữ “Winning takes care of everything” – “chiến thắng bù đắp tất cả”. Quảng cáo này được đưa ra sau khi Woods giành chiến thắng trong giải đấu Arnold Palmer Invitational.
Trong khi huyền thoại golf đã và đang cố gắng từng ngày để lấy lại niềm tin mà anh đánh mất, thì với nhiều người, quảng cáo này không phù hợp khi ngụ ý rằng người ta sẽ quên đi những lỗi lầm của anh, chỉ nhờ vào một vài chiến tích.
4. Không hận thù (United Colors of Benetton)
Chiến dịch quảng cáo mang tên “Không hận thù” của United Colors Of Benetton, thương hiệu thời trang nổi tiếng bậc nhất tại Italy, tung ra vào ngày 16/11/2011. Đây được coi là đứa con tinh thần của United Colors of Benetton, với hi vọng đẩy mạnh sự liên minh và hội nhập toàn cầu thông qua các quảng cáo. Tuy nhiên, ý tưởng trong quảng cáo này lại gây nhiều tranh cãi.
Thông điệp của hãng được thể hiện thông qua một loạt các poster tái hiện hình ảnh các chính trị gia nổi tiếng đang trao nhau những nụ hôn của tình hữu nghị, bao gồm tổng thống Barack Obama và nhà lãnh đạo Venezuela Hugo Chavez, cũng như giáo hoàng Pope Benedict XVI và Ahemed Muhammad Ahmed el-Tayeb.
Mặc dù nhằm truyền tải thông điệp cao cả ấy, nhưng chiến dịch quảng cáo “Không hận thù” đã không được ghi nhận. Vì vậy United Colors Of Benetton phải dỡ bỏ hình ảnh mang tính xúc phạm giáo hoàng Pope Benedict XVI, sau khi nhận được những lời đe dọa pháp lý từ phía Vatican.
5. Thời trang Junkie (Sisley)
Được ấp ủ bởi thương hiệu thời trang Sisley của Italy, quảng cáo này gây tranh cãi bởi hành vi cổ xúy việc dùng thuốc được ngụy trang một cách hời hợt. Chiến dịch quảng cáo “Thời trang Junkie” của Sisley ra mắt năm 2007 với hình ảnh 2 cô người mẫu nằm vật vờ bên chiếc áo thun có quai áo mỏng như một biểu tượng của chất cocaine. Quảng cáo nhanh chóng bị chỉ trích, vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến những cô gái ngưỡng mộ thời trang Junkie và luôn muốn mình giống những người mẫu nổi tiếng trong quảng cáo ấy.
6. Pipe Job (Huyndai châu Âu)
Huyndai - nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, đã bị chỉ trích rất nặng nề vì chiến dịch quảng cáo có tên Pipe Job được thực hiện bởi hãng Innocean Europe. Dựa trên thực trạng về các vụ tự sát, xuất hiện trong quảng cáo là hình ảnh một chiếc ống mềm dẫn đến cửa sổ của một chiếc xe hơi, nơi người đàn ông đang ngồi chỉ để chờ khí độc được dẫn vào.
Và ông sẽ tự kết liễu đời mình như thế. Trong khi mục đích của quảng cáo là giúp khách hàng ý thức được rằng, chất thải dòng xe Huyndai ix35 hoàn toàn là nước. Tuy nhiên cảnh người đàn ông bình tĩnh lại và rời khỏi xe ở cuối quảng cáo không giúp đạt được mục đích đó vì, nhiều khán giả cho rằng quảng cáo này thiếu nhạy cảm đối với những người đang phải chống chọi với bệnh lý về tinh thần. Do đó, quảng cáo không được phát sóng trên truyền hình và bị xóa bỏ chỉ 1 tuần sau đó.
7. Chiến dịch gặp gỡ Lauren Phoenix (American Apparel)
Mặc dù thường xuyên phải hứng chịu chỉ trích vì những quảng cáo của mình, thương hiệu American Apparel đã thực sự thu hút chú ý của công chúng vào năm 2005, khi ra mắt quảng cáo “Tất ống”. Tái hiện hình ảnh diễn viên phim cấp 3 Lauren Phoenix giấu đi phần cơ thể gần như khỏa thân của mình chỉ bằng đôi tất ống mịn, poster quảng cáo này còn có cả những bức ảnh thể hiện khuôn mặt của Lauren Phoenix đang rất hưng phấn.
Tuy nhiên, cách tiếp cận thông qua những quảng cáo hướng đến phụ nữ kiểu này không khỏi khiến cho nhiều người phải suy nghĩ xem thương hiệu American Apparel có thực sự tiến bộ?
8. Felicia the Goat phần 3 (Mountain Dew)
Ra mắt hồi tháng 4/2013, quảng cáo của Mountain Dew (thương hiệu đồ uống có ga của PepsiCo) được thiết kế bởi nghệ sỹ hip-hop Tyler, bị xem là một trong những quảng cáo xúc phạm nhất trong lịch sử. Lấy bối cảnh tại một đồn cảnh sát, khi đó nhân viên cảnh sát đang yêu cầu một người phụ nữ da trắng hãy chỉ ra kẻ đã tấn công cô trong một nhóm những người da đen và chú dê. Chính những lời mắng nhiếc chú dê đang uống Mountain Dew đã biến nó thành thủ phạm. Quảng cáo đã bị chuyên gia phân tích Boyce Watkins nhận định là quảng cáo phân biệt chủng tộc nhất trong lịch sử.
9. Holocaust on Your Plate (PETA)
Hiệp hội bảo vệ động vật PETA cũng là “cha đẻ” của những quảng cáo làm người khác khó chịu. Đáng chú ý nhất là chiến dịch quảng cáo có tên Holocaust on Your Plate năm 2003. Theo những dòng chữ được ghi trên poster quảng cáo này, trong suốt 7 năm, từ 1938 -1945, 12 triệu người phải bỏ mạng trong cuộc hủy diệt hàng loạt, và chỉ tính riêng ở châu Âu, mỗi giờ trôi qua cũng có cùng số lượng con vật bị giết để cung cấp thực phẩm cho người dân. Chiến dịch này đã hứng chịu vô số chỉ trích bởi sự so sánh khập khiễng giữa con người và động vật, mà hầu hết mọi người cho là khác hẳn nhau về bản chất.