Giới thiệu hội thảo "One step ahead": Kinh nghiệm bứt phá trong Brand Management
"Một năm đầy khó khăn" - đó có lẽ là nhận định chung của hầu hết nhân sự làm việc trong ngành Marketing. Nhiều ngành hàng "hot" hầu như không tăng trưởng, ngân sách communications bị cắt giảm. Người làm brand phải học cách xoay sở tốt hơn với nguồn lực có hạn và tiếp cận sâu sát hơn với thị trường. Trong bối cảnh đó, "one step ahead" (đi trước một bước) dần trở thành yêu cầu bất thành văn đối với những bạn trẻ tham vọng: chuẩn bị tốt hơn, trưởng thành nhanh hơn, đa năng và toàn diện hơn để trụ vững và bứt phá thành công.
Cùng chúng tôi nhìn cận cảnh chân dung và yêu cầu của một Brand Management Specialist (tạm dịch: Chuyên gia quản trị thương hiệu) hiện nay để hiểu tại sao bạn phải "one step ahead" nhé.
Khi Quản trị viên tập sự (Management Trainee) mới chỉ là bắt đầu
Rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành marketing có suy nghĩ: “Chỉ cần được nhận vào các công ty lớn, hay đậu Quản trị viên tập sự là ổn. Mọi thứ, sau đó, đều sẽ được đào tạo”. Điều đó có thể đã từng đúng, nhưng không còn chính xác trong thời điểm hiện tại - khi mà sự “nuông chiều” dành cho "ma mới" dần mất đi dưới áp lực của guồng quay công việc.
Chị Hoành Hạnh Dung, former Brand Manager - POND'S (Unilever), người đi lên từ vị trí Management Trainee chia sẻ: “Thử thách thật sự chính là khoảng thời gian sau đó. Đó là cuộc thi không phân chia vòng, không có thang điểm rõ ràng và không có một phút ngơi nghỉ. Những người quản lý trực tiếp của bạn cũng gánh những áp lực khổng lồ. Họ không thể "cầm tay chỉ việc" cho bạn. Thay vào đó, khả năng tự học hay tự "chạy theo kịp để học" mới là cẩm nang sống còn để bạn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp Marketing tại các tập đoàn hàng đầu này."
Thật vậy, nếu "tiềm năng" là điều khiến nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội thì "tài năng" và "hiệu quả" mới là những điều khiến họ giữ bạn lâu dài. Thế nên, lời khuyên là: "hãy biết càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt về tất cả những điều mình đang và sẽ làm".
Cạnh tranh nội bộ - áp lực khủng khiếp nhất với entrance level
Khác xa với những gì bạn hình dung, rằng áp lực sẽ đến từ đối thủ cạnh tranh bên ngoài, sự thật là: chính là những thương hiệu cùng ngành hàng trong công ty mới là đối thủ lớn nhất, gây áp lực nhất.
Khuyến khích cạnh tranh nội bộ, các tập đoàn lớn thường không phân chia ngân sách rõ ràng cho các thương hiệu cùng ngành hàng, mà phụ thuộc nhiều vào "brand plan"( tạm dịch: kế hoạch mỗi năm của từng thương hiệu). Một ví dụ đơn giản: mỗi năm tại Unilever, Clear, Sunsilk, Dove, AXE, Lifebuoy sẽ thuyết trình Brand plan của mình trước Trade & Sales (tạm dịch: Đội ngũ tiếp thị thương mại và bán hàng). Thương hiệu nào có kế hoạch sắc bén, khả thi và cụ thể sẽ "giành" được ngân sách và hỗ trợ (của Trade và Sales) nhiều hơn so với những thương hiệu khác cùng ngành hàng.
Và để xây dựng và thực thi một Brand Plan hiệu quả, bên cạnh những kiến thức về Marketing hay Brand Management, còn là khả năng "xài" tốt nguồn lực bên ngoài như agency, trade team…
Nói ngắn gọn, để tồn tại và bứt phá trong môi trường đầy cạnh tranh này, một Brand Management Specialist sẽ phải "biết tuốt".
Biết những gì và bao nhiêu là đủ?
Những kiến thức "đủ xài" mà một Brand Management Specialist cần biết gói gọn trong 5 mảng sau:
- Thấu hiểu quy trình hoạch định và triển khai 6P trong Marketing.
- Thấu hiểu về bản chất, hiệu quả, cách sử dụng công cụ truyền thông cũng như quy trình Media Planning, khi mà một phần rất lớn ngân sách sẽ được chi vào mảng này.
- Hiểu nguyên tắc hoạt động và hoạch định của Trade marketing - một nửa còn lại làm nên thành công về mặt kinh doanh cũng như cách phối hợp giữa Brand & Trade.
- Quy trình, biểu mẫu và kinh nghiệm quản trị các chiến dịch Brand launch - vốn là vũ khí chủ đạo trong bối cảnh thị trường hiện nay.
- Hệ thống đo lường (success measurement) hiện được áp dụng tại các tập đoàn hàng đầu - thường được biết đến với cái tên ROMI - Return On Marketing Investment.
Nghe để hiểu "Brand Building Excellence" với hội thảo One Step Ahead: Để chia sẻ cho các bạn quan tâm về lớp Brand Building Excellence, chúng tôi trân trọng giới thiệu hội thảo One Step Ahead:
Nghe gì?
Câu chuyện thành công của những thương hiệu lớn:
- Xây dựng như thế nào?
- Hoạch định và đo lường ra sao?
- Vai trò của những bạn entrance level (Marketing Intern, Marketing Executive, Brand Executive, Junior Brand Manager) là gì? Cùng với đó là những kinh nghiệm nghề nghiệp để chuẩn bị một sự nghiệp thành công.
Nghe từ ai?
Chị Hoàng Hạnh Dung - former Brand Manager, POND'S (Unilever). Giảng viên chủ nhiệm lớp Brand Building Excellence.
Anh Trần Hùng Thiện - Managing Director, GCOMM. Giảng viên chủ nhiệm lớp Applied Marketing Research.
Thời gian - địa điểm
9:00 - 12:00 sáng Thứ 7, Ngày 17/05 tại Hội trường lầu 06, Nhà khách 168 Hai Bà Trưng, Quận 01.
Link đăng ký: https://bit.ly/1-step-ahead