Văn hóa Việt nhìn từ mặt sau của đồng xu

Với nếp suy nghĩ “tinh tế” cộng thêm được trải nghiệm nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, Ngô Phương Lan thể hiện góc nhìn của mình về cuộc tranh luận nảy lửa những ngày gần đây trên cộng đồng mạng: Việt Nam có nhiều điểm trừ như chúng ta nghĩ?

Câu chuyện bắt đầu từ làn sóng dư luận gần đây xoay quanh những vấn đề nổi cộm trong những câu chuyện thường ngày, được “nhen nhúm” và “hâm nóng” trên cộng đồng mạng nhưng nhanh chóng lan tỏa ra và trở thành một vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm và vào cuộc của nhiều học giả danh tiếng cũng như những nhân vật uy tín.

Đó là cuộc nổi loạn vô thức của những người hôi của xe bia. Đó là tiếng còi xe đinh tai nhức óc của mỗi buổi sáng, buổi chiều trong không ít con phố Việt. Đó là những tiếng la hét, xô đẩy nhau để giành phần trong một bữa buffet miễn phí. Đó là tiếng nấc nghẹn ngào của những ai phải xem cảnh thầy – trò “cân sức” với nhau ngay trên bục giảng. Đó còn là là những thông báo “miệt thị” người Việt... Đó là lúc trong không ít người chúng ta đã đau đáu với bản thân rằng tình yêu với đất nước của mình đến đâu? Để rồi cũng trong không ít chúng mình cũng không dám tự trả lời...

Văn hóa Việt nhìn từ mặt sau của đồng xu* Hoa hậu Ngô Phương Lan, bạn nghĩ thế nào về quan điểm khá thẳng thắn về Việt Nam của các bạn trẻ thông qua 2 bài viết đang gây bão trong cư dân mạng tuần qua ?

Ở một khía cạnh, những cái nhìn trực diện như vậy rất đáng hoan nghênh, vì giới trẻ ngày nay không dửng dung với thời cuộc và tương lai đất nước như cách mà chúng ta vẫn nhầm tưởng khi nhìn thoáng qua mặt nổi của một tảng băng chìm. Họ chính là lực lượng và cũng là động lực giúp mang đến một kết cục đúng lúc cho những điểm trừ mà ngày nay chúng ta không khó nhận ra trong đời sống văn hóa người Việt. Thay vì bỏ qua những suy nghĩ này hoặc vội vàng đánh giá đúng hay sai, mỗi chúng ta cũng cần suy ngẫm để tìm giải pháp cho những khó khăn trong xã hội hiện nay. Chúng ta nên khuyến khích những bạn trẻ như Lan không chỉ trỉ trích mà còn tìm ra giải pháp, thay lời nói thành hành động cụ thể, góp phần xây dựng cho tương lai tốt đẹp hơn.

* Chúng ta nên nhìn văn hóa Việt Nam hiện đại như thế nào? Quan điểm của Phương Lan – một người có thể đại diện cho thế hệ 9X về vấn đề này?

Phương Lan cho rằng, khi đánh giá một vấn đề, nhất là những vấn đề đương đại chưa có giải pháp xử lý, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những điểm tiêu cực trước tiên và sau đó mới từ từ đánh giá hết toàn bộ cục diện. Điều này cũng rất dễ hiểu khi người dân phản ứng ngay trước những bức xúc mà họ phải đương đầu hàng ngày trong cuộc sống từ thực phẩm, tới giáo dục, tới y tế, tới giao thông,..

Ba tôi (nhà ngoại giao Ngô Quang Xuân – PV) luôn dạy tôi sống hướng về nguồn cội. Ông cũng dạy tôi nhận xét cái gì cũng phải nhìn từ “hai mặt của một đồng xu”. Chúng ta không phủ nhận những mặt tiêu cực nếp sống hiện đại đang phủ bóng lên văn hóa Việt Nam, nhưng nếu quên đi hoặc coi thường những giá trị vượt thời gian đã tạo hình nên văn hiến Việt Nam có nghĩa là quên đi và coi thường tất cả những gì đã từng được nêu trên những trang sử. Trước sự tấn công của những góc nhìn tiêu cực, người Việt lại càng cần phải quay lai, đi tìm những giá trị thật, đã trở thành một phần của đời sống người Việt, của hình ảnh Việt Nam. Tìm lại không phải để “tự sướng”, mà để học, để biết trân trọng, để phục sinh hình ảnh đẹp đó.

Trước sự tấn công của những góc nhìn tiêu cực, cần phải quay lai, đi tìm những giá trị thật. Tìm lại không phải để “tự sướng”, mà để học, để biết trân trọng, để phục sinh hình ảnh đẹp đó.

* Vậy theo Phương Lan, đâu là những giá trị trường tồn?

Bạn nghĩ di sản nằm ở đâu: ở ngay trong chính gia đình bạn, tình cảm yêu thương gắn bó với nhau, nhiều khi biểu hiện qua những hoạt động rất đời thường. Đó có thể là ly cà phê người Sài Gòn nhâm nhi buổi sáng, hay là bà cụ đầu ngõ chăm chút li nước vối đầu thu Hà Nội, là người Việt chịu thương chịu khó, ham học, biết tôn trọng nhau…

Ngay cả trong những hoạt động kinh tế, chính trị khô khan chúng ta vẫn thấy cái đẹp của di sản Việt Nam. Có thể ví dụ bằng những thương hiệu đã gắn bó lâu nay với Việt Nam (nhiều nước đã xây dựng được thương hiệu của họ bền vững trên khắp các thị trường thê giới), đến mức bản thân những thương hiệu này cũng đã đại diện một phần hình ảnh đất nước – luôn trung thành với những giá trị nguyên thủy của mình, mà Lan có thể kể đến một số tiêu biểu, chẳng hạn như gốm sứ Minh Long (từ 1970), Vinacafé (từ 1968)... Bạn có bao giờ thấy Vinacafé mất đi hương vị nguyên bản đã ghi dấu từ nửa thế kỉ trước không?

Nghe thì đơn giản, nhưng bạn thấy đấy, những điều như thế rất đẹp và đã bắt rễ vào tâm hồn văn hóa Việt từ rất lâu. Và bất chấp những điểm trừ rõ mồn một, Việt Nam lớn lên trên cái nôi bền vững của những di sản văn hóa tốt đẹp, không ngừng được bồi đắp theo năm tháng. Tôi tin rằng sức sống của nền văn hiến đậm đà và tinh tế ấy sẽ không thể nhoà mờ một cách dễ dàng như vậy được.

Văn hóa Việt nhìn từ mặt sau của đồng xu* Theo bạn, người Việt Nam cần làm gì để khẳng định lại, bảo tồn vẻ đẹp văn hiến của mình trong nhịp sống hiện đại?

Tôi nghĩ chúng ta nên xem những điểm trừ qua 2 bài phỏng vấn là một bài kiểm tra “năng lực văn minh” của một dân tộc đang dần hòa mình vào đời sống chất lượng cao như của nhiều đất nước khác. Điều chúng ta có thể làm, không phải là “ném đá”, cự tuyệt quan điểm của họ, mà là hành động lành mạnh, trách nhiệm, văn minh để chứng minh cho thế giới hiểu rằng những tệ hại đó không phải là biểu hiện phổ biến, không phải là văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Qua quan sát thực tế ở nhiều nước tôi đến, tôi thấy rằng đến khi nào ý thức tự trọng dân tộc thực sự thấm sâu vào con tim khối óc của mỗi một người dân, dù ở bất cứ nơi nào, và đã trở thành lẽ sống có trách nhiệm của cả cộng đồng, thì giá trị văn hóa dân tộc đó mới được bảo tồn và phát triển bền vững. Phải chăng trong giáo dục nhà trường, chúng ta nên tham khảo học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến văn minh về cách thức họ đưa nội dung nâng cao lòng tự hào, tự trọng dân tộc đến tầm quan trọng như thế nào trong chương trình giáo dục của họ.

Cũng nên nói đến vai trò tiên phong của các doanh nghiệp, thương hiệu. Kinh tế là một góc độ rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Nếu lực lượng kinh tế thể hiện được cốt cách văn minh, tinh tế của người Việt trong triết lí, sản phẩm của mình, đó sẽ trở thành bằng chứng mạnh mẽ nhất cho sức sống của di sản Việt. Và không phải chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào làm được điều đó đâu, nhưng chắc cần phải nhân rộng hơn!

* Cám ơn bạn về những chia sẻ!

Nguồn Dân Trí