Hãy tỏa sáng như siêu sao trên social media
Với Celebrity - người nổi tiếng, họ không có “khách hàng” – customer mà có “người hâm mộ” – fan. Và đó cũng là bí quyết của họ. Họ không tha thiết việc “giành thị phần lớn nhất”, cái họ mong muốn là “khơi dậy sức sống và truyền cảm hứng cho cộng đồng của họ”.
Nhà làm thương hiệu tìm kiếm khách hàng mới, trong khi nghệ sĩ muốn làm fan của họ hạnh phúc.
Suy cho cùng, đó cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất về cách những nhà làm thương hiệu và các nghệ sĩ xây dựng cộng đồng và "nạp nhiên liệu” cho các cuộc trò chuyện về họ. Nhà làm thương hiệu tìm kiếm khách hàng mới, trong khi nghệ sĩ muốn làm fan của họ hạnh phúc. Vì sao? Bởi vì họ hiểu rõ sự thật sâu xa nhất: nếu bạn làm cho cộng đồng hiện tại của mình hạnh phúc, bạn trân trọng và tưởng thưởng cho sự ủng hộ của họ, họ sẽ không chỉ luôn quay lại với bạn, mà còn mang đến cho bạn nhiều thành viên mới cho cộng đồng…và từ đó tạo nên tình yêu vững bền đối với thương hiệu của bạn.
Làm như thế nào?
Trong sách "Think like a Rock Star: How to Create Social Media and Marketing Startegies That Turn Customers Into Fans", Mack Collier đã nói rằng: "Đó chính là điều mà các ngôi sao lớn luôn nghĩ. Họ xem fan là các đối tác marketing, không phải khách hàng. Với họ, fan là những người đặc biệt đang giúp học quảng bá và mở rộng thương hiệu, vì vậy họ thể hiện công khai sự trân trọng của mình với công sức của fans đồng thời luôn tìm cách tạo ra mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn."
"Những ngôi sao nhạc rock không có fan chỉ vì họ là ngôi sao nhạc rock, mà vì họ tự tạo fan cho mình, và không có lý do gì khiến các thương hiệu không làm như vậy” – Mack Collier.
Nhấn mạnh câu chuyện của HỌ
Khi Katy Perry ra mắt single mới nhất "Firework", cô nàng không nhận ánh hào quang về mình mà chiếu về phía các fans. Cô kêu gọi fans tạo ra các video cho thế giới biết những người có ý nghĩa với họ như Pháo hoa đêm giao thừa. Người về nhì của cuộc thi này là một đôi bạn thân, một người bị khiếm thính và một người bị khiếm thị, họ đã kể câu chuyện về sự quan trọng của người kia với mình, cũng như cách họ đã ở bên nhau qua sóng gió của cuộc sống, những lúc bị bắt nạt trong trường. Collier đã chỉ ra cái hay của cách làm này chính là, Katy Perry đã cho những fans lớn nhất của mình có cơ hội để bày tỏ trước thế giới tình cảm của mình đối với một người nào đó có ý nghĩa, và điều này đã làm cho chính cô ấy trở nên có ý nghĩa hơn trong lòng họ.
"...Katy Perry đã cho những fans lớn nhất của mình có cơ hội để bày tỏ trước thế giới tình cảm của mình đối với một người nào đó có ý nghĩa, và điều này đã làm cho chính cô ấy trở nên có ý nghĩa hơn trong lòng họ."
Hãy cho đi trước khi nhận lại
Amanda Palmer tổ chức một show diễn bí mật dành riêng cho fan. Để đăng ký, fans chỉ cần comment trên trang Get Glue cảm nhận của họ tại một concert của cô. Từ những comment gửi về có thể biết được từ ai là những fan trung thành nhất cho đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với fan ở các concert. Palmer rất thường làm như vậy – tặng miễn phí âm nhạc của mình. Nghĩ theo cách của marketer, bạn sẽ tự hỏi cô ấy tốn bao nhiêu tiền khi cho không sản phẩm của mình như vậy. Nhưng thực tế là cô ấy thu được nhiều hơn là những khoản lợi nhuận trước mắt. Đó là sự tin tưởng và tôn trọng của fans.
"...cô ấy thu được nhiều hơn là những khoản lợi nhuận trước mắt. Đó là sự tin tưởng và tôn trọng của fans."
Năm 2012, Amanda khởi chạy dự án Kickstarter để gây quỹ cho tour diễn quảng bá album và sách ảnh với mục tiêu $100.000 trong 31 ngày nhưng đã thu về đến $1.192.793. Những gì Amanda làm là tìm đến fan của cô trên mạng xã hội, khơi dậy các cuộc đối thoại về dự án và để cho fans tự hưởng ứng. Amanda cũng có một bài nói trên TED Talk rất đáng xem có tên: "The Art of Asking" - "Nghê thuật nhờ vả":
Tôn trọng, tặng thưởng, trao quyền
Sau khi khám phá kho tàng các clip cover của fans trên Youtube – mặc dù đa số sử dụng nhạc không bản quyền, nhóm Blink-182, thay vì kiện fans của họ (như cách mà đa số công ty sẽ làm), lại quyết định nhân cơ hội này để tặng quà cho các fan. Nhóm nhạc đã tạo ra một video nhạc đặc biệt cho single sắp ra mắt mang tên "Up All Night” được làm hoàn toàn từ cảnh trong các video của fan, không quên gửi lời cảm ơn và ghi nhận đóng góp của fan cuối video.
Xây dựng mối quan hệ cá nhân (online và offline)
Taylor Swift đã rất nổi tiếng với các bữa tiệc mang tên T-Party. Tại các concert của công chúa nhạc đồng quê, đội ngũ của Taylor Swift sẽ đi tìm trong số khán giả những người cuồng nhiệt nhất, hoặc mặc trang phục ấn tượng, mang theo những món đổ cổ vũ họ tự làm độc đáo, và mời tham dự bữa tiệc hậu concert T-Party với sự có mặt của Taylor và ban nhạc. Buổi tiệc được thiết kế thân mật, nơi Taylor cùng tham gia các trò chơi vui nhộn, ký tên, chơi video games, trò chuyện hoặc biểu diễn vài tiết mục ngẫu hứng. Đó là một khung cảnh thân mật để nghệ sĩ có thể giao lưu với fan và các fan giao lưu với nhau, thể hiện sự biết ơn với đam mê và sự ủng hộ nhiệt thành của fan dành cho họ.
Lady Gaga cũng được biết đến với việc ưu tiên xây dựng các mối quan hệ cá nhân vững bền với fans hơn là kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Mặc dù có thể biếu diễn ở những đia điểm hoành tráng hơn nhiều với đẳng cấp và danh tiếng của mình, cô ấy lại chỉ biểu diễn ở những không gian nhỏ để có thể thực sự kết nối với khán giả.
Trong sách "Monster Loyalty: How Lady Gaga Turns Followers into Fanatics", Jackie Huba viết: "Nhiều marketer thèm muốn có được một "sản phẩm” toàn diện như Lady Gaga. Những bài hát bắt tai, màn biểu diễn nổi loạn, trang phục quái đản khiến cô ấy độc nhất vô nhị và rất đáng bàn tán. Nhưng tôi tin rằng, chính khả năng duy trì lượng fan của Lady Gaga mới làm nên thành công của cô ấy ngày hôm nay. Đó cũng là điểm khác biệt với cách làm kinh doanh truyền thống mà tất cả các doanh nghiệp nên học ở Lady Gaga.”
"...chính khả năng duy trì lượng fan của Lady Gaga mới làm nên thành công của cô ấy ngày hôm nay. Đó cũng là điểm khác biệt với cách làm kinh doanh truyền thống mà tất cả các doanh nghiệp nên học ở Lady Gaga."
Xây dựng và liên kết cộng đồng hâm mộ
Lady Gaga sẵn sàng đầu tư xây dựng nền tảng fans cho nhiều năm sau ngay từ hiện tại. "Nhiều nghệ sĩ không có tuổi nghề lâu", Gaga nói. "Tôi không muốn nổi tiếng với chỉ một hoặc vài bài hát. Tôi muốn mình là tương lai của âm nhạc trong 25 năm tới." Cô trân trọng từng thành viên trong cộng đồng hâm mộ của mình, những người được cô gọi đầy yêu mến là "Little Monsters”. Cô có hẳn một nền tảng xã hội riêng: Littlemonsters.com để gắn kết với fan. Cô tham gia các cuộc đối thoại trên trang bằng cách post, comment, like, tổ chức các cuộc thi, khuyến khích fan lập nhóm chạy các dự án nhỏ như thiết kế trang phục, emoticon cho website. Fan cũng có thể tự tạo dự án và kêu gọi người khác tham gia. Gaga luôn nhắm vào một đối tượng khán giả rất rõ ràng và cụ thể, và họ có lẽ cũng chính là cộng đồng hâm mộ năng động và đam mê nhất. "Tôi không cố kéo thêm fan mới" Gaga nói. "Tôi yêu những fan mình đang có, và tất cả những gì tôi làm là dành cho họ."
Hãy nói về HỌ
"Những gì tôi làm, nói ngắn gọn, là tạo ra một không khí cho fan mà khi họ rời đi, họ sẽ cảm thấy không phải yêu quý tôi hơn, mà là yêu quý bản thân họ nhiều hơn" – Gaga nói với MTV. Trong sách, Huba đã đưa ra rất nhiều các ví dụ cho thấy những nỗ lực của Gaga trong việc giúp những người trẻ tự tin hơn vào bản thân, để hi vọng và có thêm sức mạnh để tự mình theo đuổi ước mơ.
Một ví dụ là câu chuyện của cậu bé 17 tuổi Jacque St.Pierre, một chủ tịch hội học sinh ở trường Nghệ Thuận Etobicoke ở Toronto, Canada. Jacque đã nhiều năm liền bị bắt nạn và đồng thời đấu tranh cho sự bình đẳng, chống nạn bắt nạt ở trường. Cậu bé đã gửi mail cho hàng tá những người nổi tiếng nhờ giúp đỡ - người duy nhất trả lời là Lady Gaga. Cô đã gửi một video cho Jacque, nói rằng hãy xem cô là một phần trong cuộc đấu tranh chống bắt nạt của cậu, đặc biệt là bắt nạt các học sinh đồng tính. "Nên có nhiều hơn nữa những Little Monsters như em”, cô nói "Điều quan trọng là chúng ta phá vỡ giới hạn của định kiến về tình yêu và sự chấp nhận”. Khi Jacque chiếu video cho toàn trường xem, các học sinh đã tham gia tranh luận sôi nổi theo chiều hướng tích cực, ủng hộ sự bình đẳng và đa dạng trong xã hội.
Bạn có thể nghĩ những gì Lady Gaga làm cho Jacque không đáng kể. Và bạn đã đúng, nhiều thứ không cần làm lớn. Nhưng mang đến sự thay đổi tích cực cho người khác (đặc biệt là những người coi trọng nghệ thuật bạn làm ra) chính là cách ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu đích thực với thương hiệu của bạn.
"...mang đến sự thay đổi tích cực cho người khác (đặc biệt là những người coi trọng nghệ thuật bạn làm ra) chính là cách ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu đích thực với thương hiệu của bạn."
Và điều cuối cùng…
Hãy chân thành, thành thực và quan tâm
Năm 2010, Taylor Swift đã tổ chức một buổi ký tặng ảnh ở Nashville trong khuôn khổ giải CMA Music Festival. Không chỉ ký tặng miễn phí, cô còn ở đó suốt 15 tiếng đồng hồ để đảm bảo không có fan nào xếp hàng đứng chờ phải về tay không. Vậy hãy đặt câu hỏi: Đâu là lần cuối cùng một công ty dành ra từng ấy thời gian và công sức cho khách hàng trung thành của mình?
Tương lai của marketing được nắm giữ bởi những thương hiệu không chỉ hiểu những người ủng hộ họ, mà còn chủ động tiến xa hơn để ươm mầm và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài chân thành với các fan lớn nhất của họ.